Tết Hàn thực là gì, Tết Hàn thực khi nào? Tết Hàn Thực là một trong những lễ Tết rất phổ biến và quen thuộc với người dân ta. Tết Hàn thực thể hiện được nét đẹp trong ẩm thực của người dân Việt Nam, thể hiện được truyền thống tốt đẹp của người dân. Vậy Tết Hàn thực là gì? Tết Hàn thực khi nào?
Tết Hàn thực là gì?
Tết Hàn thực là ngày lễ của người dân Việt Nam. Hàn thực trong tiếng Hán nghĩa là thức ăn lạnh. Tết Hàn thực có nguồn gốc từ một người Trung Quốc, được ra đời vào Xuân Thu giữa vua nước Tần là Tấn Văn Công và hiền sĩ Giới Tử Thôi.
Trong cuốn tiểu thuyết Đông Chu liệt quốc của Trung Quốc có ghi lại về cái chết tang thương của vị hiền sĩ Giới Tử Thôi khi 2 mẹ con đều chết cháy trong rừng. Nhà vua nghĩ đến tình nghĩa sinh thời đã lập miếu thờ và ban lệnh kiêng đốt lửa trong 3 ngày và từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 3 âm lịch làm ngày tưởng nhớ Giới Tử Thôi.
Chính vì vậy Tết Hàn Thực sẽ diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm với ngụ ý tưởng nhớ người đã khuất.
Tết Hàn thực khi nào 2023?
Theo phong tục cổ truyền của ông cha ta từ thời xa xưa thì Tết Hàn thực sẽ diễn ra hàng năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch. Tết Hàn thực diễn ra chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng phía Bắc Việt Nam. Vào Tết Hàn thực này thì người dân sẽ cúng 2 món ăn cổ truyền là bánh trôi bánh chay, kèm theo đó là xôi chè và làm mâm cơm chay để dâng lên Phật, ông bà tổ tiên.
Năm 2023, Tết Hàn thực diễn ra vào ngày thứ Bảy, 22 tháng 4, 2023, muộn hơn so với mọi năm do năm 2023 có hai tháng 2 âm lịch.
Ý nghĩa Tết Hàn thực ở Việt Nam
Tết Hàn thực ở Việt Nam có ý nghĩa hoàn toàn khác so với Trung Quốc. Người dân nước ta lấy ngày 3/3 âm lịch hàng năm là ngày lễ bánh trôi bánh chay, là ngày tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên với những món ăn làm từ gạo nếp. Chúng ta không phải kiêng lửa theo như tục lệ của bên Trung Quốc mà tách biệt hoàn toàn với những món đồ cúng lễ cũng khác.
Không chỉ với ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên mà Tết Hàn thực còn có rất nhiều nét đẹp khác nhau, những gửi gắm của ông cha ta ngày xưa.
Bánh trôi bánh chay là 2 món cúng lễ không thể thiếu trong Tết Hàn thực và 2 món cúng lễ này được làm từ gạo nếp, lương thực quan trọng của một nền nông nghiệp lúa nước. Điều này thể hiện sự biết ơn và trân trọng tới những người nông dân đã làm ra những hạt gạo, thành qua lao động sau những ngày lam lũ.
Hình ảnh bánh trôi bánh chay cũng được đưa vào thơ văn của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương, với nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam không chỉ đẹp bên ngoài mà cốt cách bên trong cũng tròn vẹn.
Tết Hàn thực cúng lễ cúng lễ gì?
Mâm cúng Tết Hàn thực sẽ dùng đồ chay, phải có 2 món đó là bánh trôi và bánh chay, đĩa xôi để dâng lên Thổ công và gia tiên. Số lượng bánh trôi, bánh chay trong mâm cúng nên là 5 hoặc 3 bát theo phong tục từ thời ông bà xa xưa.
Trong lễ vật dâng lên gia tiên cần phải có hương hoa, trầu cau. Đây là những lễ cúng không thể thiếu trong bất cứ ngày lễ nào. Qủa tươi tùy vào mỗi gia đình mà chuẩn bị đĩa quả để dâng lên ban lễ Thổ công và ban lễ gia tiên, và phải chọn quả tươi.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
Rút hương cắm lại có sao không? Giải đáp 2022
Cau lại buồng là gì? Lá trầu 2 ngọn là gì? Ý nghĩa cau lại buồng, trầu 2 ngọn
Lời bài hát Sư tử phải lòng cừu non – Tiramisu
10 mẹo giúp nhà bếp luôn gọn gàng
Lợi và hại uống trà đen hàng ngày
20 sinh tố giảm cân đẹp da ngon, bổ, rẻ
7 cách thư giãn chân rất đơn giản
Stt thứ 7 hay nhất, status thứ 7 vui vẻ
8 cách cải thiện khả năng tự kiểm soát bản thân
Lễ cúng Thanh minh gồm gì 2023?