Có kinh sớm sau sinh có tốt không?

Có kinh sớm sau sinh có tốt không? Thế nào là có kinh sớm sau sinh? Có sinh sau sinh 2 tháng có phải là có kinh sớm không? Có kinh sớm có phải bệnh gì không? Tất cả sẽ được giải đáp với những thông tin hữu ích dưới đây.

Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Khi nào phụ nữ không có kinh?

Có kinh sớm sau sinh có tốt không?
Chu kỳ kinh nguyệt là gì? Có kinh sớm sau sinh có tốt không?

Kinh nguyệt là sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung và phản ánh nhiều về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Mỗi tháng cơ thể người phụ nữ khi không được thụ tinh sẽ rụng một quả trứng. Trứng này bong ra ngoài kèm theo máu và dịch nhầy. Phụ nữ sẽ có chu kỳ kinh nguyệt từ 13-45 tuổi, có người dài hơn là đến 55 tuổi. Sau đó được gọi là thời kì mãn kinh, thường ở độ tuổi từ 45 đến 55 tuổi.

Tuy nhiên, một người phụ nữ cũng sẽ không có kinh nguyệt khi mang thai. Cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố ngăn chặn trứng chín và rụng, không còn tình trạng bong lớp niêm mạc tử cung hàng tháng để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Và tình trạng dừng chu kỳ này có thể kéo dài cả trong thời gian phụ nữ cho con bú sau đó.

Có kinh sớm sau khi sinh có tốt không?

Nếu một phụ nữ đang cho con bú thì có thể bị chậm kinh sau khi sinh con. Việc cho con bú hoàn toàn có thể mất đến sáu tháng hoặc lâu hơn trước khi bắt đầu có kinh trở lại. Trẻ bú mẹ càng ít thì thời gian có kinh trở lại của mẹ càng sớm. Nếu trẻ bú sữa công thức và ngủ lâu hơn thì kinh nguyệt sẽ trở lại sớm hơn sáu tháng. Chứ không nhất thiết phải dừng cho con bú hẳn mới có kinh trở lại.

Xin lưu ý rằng mặc dù việc cho con bú không đảm bảo rằng nó sẽ làm chậm quá trình rụng trứng nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt. Nó như một dấu hiệu báo rằng cơ thể mẹ vẫn đang trong quá trình nuôi con, ngăn rụng trứng để mẹ có thể nuôi con tốt nhất.

Nhưng thực tế, tùy cơ địa, nội tiết tố khác nhau ở phụ nữ mà có người đã có kinh ở tháng thứ 2 sau sinh, có người lại tám tháng, thậm chí là một năm. Cũng có nhiều trường hợp nuôi con bằng sữa mẹ lại có kinh trong tháng tiếp theo, trong khi những người khác nuôi con bằng sữa công thức có thể bị chậm kinh trong vài tháng.

Việc có kinh sớm sau sinh hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì đến cơ thể mẹ. Có điều, trong quá trình mang thai nội tiết tố mẹ thay đổi. Sau khi sinh lại một lần nữa thay đổi nội tiết tố và cơ thể mẹ cần tự hồi phục nên thời điểm có kinh lại sau khi sinh sẽ kèm theo tình trạng đau bụng, đau lưng nhiều hơn, lượng máu ra nhiều hơn/ít hơn, chu kỳ cũng dài hoặc ngắn hơn so với trước mang thai.

Có kinh muộn sau sinh có vấn đề không? 

Như đã nói trên, tùy cơ địa mà thời điểm có kinh sau sinh ở mỗi mẹ là khác nhau. Nếu cơ thể mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, không có thay đổi bất ngờ về da, tâm trạng, cảm xúc, tính tình thì thời điểm có kinh từ 6 tháng đến một năm sau sinh là thường gặp ở nhiều mẹ. Có kinh trong thời điểm này là hoàn toàn bình thường, mẹ không cần quá lo lắng tại sao sau khi dừng cho con bú rồi mà chưa có chu kỳ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp việc có kinh muộn sau sinh là dấu hiệu của một số vấn đề lo ngại, nhất là khi nó xảy ra với Phụ nữ không cho con bú.

Nếu mẹ nuôi con bằng sữa công thức thay vì cho bú có thể bắt đầu có kinh trong vòng một đến ba tháng sau khi sinh. Bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa nếu kinh nguyệt không có sau ba tháng sau sinh. Nguyên nhân có thể là vô kinh thứ phát, mang thai hoặc các vấn đề khác.

Kinh nguyệt sau sinh ra nhiều?

Có kinh sớm sau sinh có tốt không?
Kinh ra nhiều sau sinh có phải bệnh gì không?

Do cơ thể có nhiều thay đổi nên chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh sẽ có nhiều vấn đề hơn so với trước mang thai. Và một trong những vấn đề phổ biến nhất chính là lượng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường, kéo dài hơn và kèm theo đau bụng dữ dội. Nguyên nhân là do lớp niêm mạc tử cung dày hơn, tăng lên nhiều hơn trong quá trình mang thai. Nên đến khi có trứng rụng và bong ra khiến phải co bóp nhiều hơn để đẩy chúng ra ngoài. Theo thời gian, tình trạng này sẽ giảm dần.

Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng có kinh sớm sau sinh và kinh nguyệt ra nhiều sau sinh như là:

  • Polyp và u xơ dưới niêm mạc.
  • Nhiễm trùng niêm mạc tử cung, sót rau.
  • Sự dày lên của cơ tử cung sau mang thai. Vấn đề này có thể can thiệp bằng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu hoặc liệu pháp hormone.
  • Rối loạn tuyến giáp: Sau sinh, tuyến giáp có thể tăng cường quá mức hoặc suy gây nên rối loạn nội tiết và ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt.

Trong trường hợp ra nhiều máu kinh, cần thay băng vệ sinh mỗi giờ một lần, đau bụng dữ dội hãy đến các cơ sở y tế uy tín gần nhất để được trợ giúp vì có thể bạn đang bị băng huyết.

Kinh nguyệt sau sinh cần chú ý gì?

Tạo thói quen ăn uống tốt

Thực phẩm giàu protein như sữa, pho mát, sữa chua, cá và đậu rất quan trọng trong việc phục hồi sau khi sinh và giữ cho cơ thể khỏe mạnh. Thói quen ăn uống tốt và tập thể dục thường xuyên giúp giảm cân và lấy lại vóc dáng trước khi mang thai. Phụ nữ nên hướng đến chế độ ăn uống cân bằng gồm trái cây, rau, ngũ cốc, thực phẩm giàu protein. Trái cây và rau quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ có lợi cho sức khỏe và ngăn ngừa táo bón.

Cần hạn chế ăn đồ ăn vặt và tránh tuyệt đối rượu và caffein.

Tập thể dục

Bắt đầu tập thể dục sau khi sinh con giúp giảm đau lưng, táo bón và đầy hơi. Nó giúp cải thiện tư thế của bạn, tăng cơ và thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn. Đi bộ là một bài tập thể dục rất tốt vì nó gây ra rất ít căng thẳng cho cơ thể. Đi bộ nhanh 20 – 30 phút mỗi ngày, ít nhất ba lần một tuần là cực kỳ có lợi.

Bài tập hít thở sâu với các động tác co bụng giúp thư giãn cơ bắp và săn chắc cơ bụng và bụng. Nâng đầu, nâng vai và gập người giúp tăng cường cơ lưng và săn chắc cơ bụng. Kegels là một bài tập cổ điển giúp săn chắc cơ bàng quang và tránh tiểu không kiểm soát sau khi sinh con.

Sử dụng các biện pháp tránh thai

Chuyện một người phụ nữ sẽ không mang thai khi đang cho con bú là không chính xác. Sau sinh, chu kỳ trứng được nuôi dưỡng và di chuyển đến tử cung làm tổ âm thầm được tiến hành, thậm chí không ra kinh nguyệt nhưng trứng vẫn di chuyển đến tử cung làm tổ. Do đó, chị em có thể mang thai ngay cả khi chưa có kỳ kinh đầu tiên sau khi sinh con. Nhiều bà mẹ cho con bú cảm thấy ngạc nhiên vì mang thai ngoài ý muốn.

Có kinh sớm sau sinh không phải là vấn đề quá đáng lo ngoại trừ việc bất tiện mỗi tháng. Sự việc chỉ đáng lưu ý khi máu ra quá nhiều có thể liên quan đến băng huyết sau sinh. Các chị em hãy chú ý những thay đổi này để tự chăm sóc sức khỏe bản thân tốt nhất nhé. Chúc các chị em luôn khỏe mạnh và có những giây phút vui vẻ bên bé yêu.

Ngoài giải đáp vấn đề có kinh sớm sau sinh có tốt không? Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết Sức khỏe hữu ích khác trên Tobitu như là:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.