Tháng 7 âm lịch hàng năm được gọi là tháng Vu Lan báo hiếu, thể hiện lòng biết ơn với ông bà tổ tiên, với đấng sinh thành còn sống hay đã mất. Và tháng 7 âm lịch còn được gọi là tháng cô hồn theo cách gọi dân gian truyền thống, với những tục lệ cúng lễ như giựt cô hồn chẳng hạn. Vậy giựt cô hồn là gì và tại sao lễ giựt cô hồn này lại xuất hiện trong lễ cúng tháng 7?
Mục lục bài viết
Giựt cô hồn là gì?
Vào tháng 7 âm lịch hàng năm, dân ta sẽ tổ chức lễ cúng xá tội vong nhân hay còn gọi là cúng cô hồn. Đây là phong tục tập quán đã truyền từ lâu đời, là tháng để nhớ tới ông bà tổ tiên đã mất và cũng là tháng cúng lễ các vong hồn chúng sinh, thể hiện lòng tư bi với những vong hồn không nơi nương tựa.
Tháng 7 âm trong quan niệm dân gian là tháng âm phủ sẽ mở cửa cho các vong hồn tự do đi về thăm gia đình. Những vong hồn không có gia đình để về thì sẽ đi lang thang, vất vưởng và được gọi là cô hồn. Khi cúng lễ cho ngày xá tội vong nhân thì sẽ chuẩn bị 1 mâm cơm mời ông bà tổ tiển và một mâm lễ ngoài trời để mời những cô hồn không nơi để đi, vừa thể hiện tấm lòng của gia chủ và cũng xua đuổi những ma quỷ xung quanh quấy nhiễu khi đã được gia chủ cúng lễ đàng hoàng.
Và mâm lễ cúng đó khi đã hoàn thành thì những người bên ngoài sẽ lấy phần lễ đó, tranh nhau những lễ vật gọi là giựt cô hồn. Phong tục giựt cô hồn này chủ yếu xuất hiện ở các tỉnh phía Nam, còn ở các tỉnh phía Bắc thì chỉ đơn giản là tán lộc, hoạt động giựt cô hồn hiện không còn hoặc không có.
Giựt cô hồn ngày mấy?
Tục lệ giựt cô hồn sẽ diễn ra vào ngày chúng ta làm lễ cúng cô hồn ngoài trời. Mọi nghi lễ cúng lễ sẽ phải thực hiện trước 12h trưa ngày 15 tháng 7 Âm lịch. Việc cúng cô hồn cũng nên thực hiện từ ngày mùng 2 cho tới trước 12 giờ trưa ngày 15 tháng 7. Vì thấy giựt cô hồn diễn ra vào những ngày làm lễ cúng cô hồn ngoài trời, tùy vào từng gia chủ chọn ngày cúng.
Như đã nói bên trên thì giựt cô hồn nghĩa là sẽ giựt các phần lễ vật trong mâm cúng như lễ mặn, quả, bánh trái,… mà gia chủ cúng lễ. Tục lệ giựt cô hồn này chỉ dành cho những người ngoài, gia chủ không tham gia giựt. Tục lệ trước kia thì giựt cô hồn chỉ dành cho trẻ con tham gia vì các cô hồn rất thích trẻ con và không “so đo”với trẻ con.
Ngoài ra khi giựt cô hồn cũng sẽ tán lộc, xua đuổi những xui rủi của gia đình và cũng khao các vong hồn xung quanh để không phá quấy gia đình bạn.
Những lưu ý khi giựt cô hồn
Với gia chủ thì sẽ cần lưu ý một số điểm sau:
- Cúng cô hồn sẽ cúng ngoài trời và phải xong trước 12h đêm tháng 7 Âm lịch.
- Đồ cúng cô hồn nên dùng đồ chay như cháo trắng, khoai, bỏng, bim bim,…
- Rải tiền vàng trong mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi hướng cắm từ 3 – 5 – 7 cây hương.
- Khi cúng cô hồn xong thì gạo, muối được vãi ra sân và ngoài đường. Những đồ cúng lễ còn lại cũng nên chia hết không được để sót.
Với người tham gia giật cô hồn
- Sau khi gia chủ đã làm lễ xong mới tiến hành giật cô hồn.
- Nếu người khác đã lấy được đồ thì mình không được giành giật, cướp lại. Nếu đồ của mình bị người khác giựt cũng không được giật lại.
Giật vàng tháng 7 là gì?
Những nghi lễ cổ truyền, phong tục cúng lễ thàng 7 ở các tỉnh vùng miền nước ta đều có những đặc trưng khác nhau, với những cách gọi khác nhau chẳng hạn ở miền Nam sẽ có tục giựt cô hồn. Vậy giật vàng tháng 7 có liên quan tới tục giựt cô hồn hay không?
Giật vàng tháng 7 về cơ bản cũng hiểu nôm na là giựt cô hồn, giựt mâm cúng cô hồn. Tục giật vàng tháng 7 xuất phát và bắt nguồn ở các tỉnh miền Tây như Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng,… chỉ khác tên gọi còn bản chất vẫn là phân phát đồ lễ cúng cô hồn.
Một số tỉnh thành sẽ đặc biệt hơn, chẳng hạn như ở Sóc Trăng vào rằm tháng 7 hàng năm, người dân đều tập hợp tại miếu Bổn Đầu Công (chùa Ông Bổn) để tham gia giựt vàng. Những người tham gia có thể mang chút đồ như gạo, trái cây, tiền lẻ để góp vào làm lễ giật vàng.
Sẽ có 1 người đảm nhận nhiệm vụ phân phát thẻ, có thể là người đóng góp nhiều, hoặc trưởng thôn,… Những thẻ này đều ghi đồ mà người giật nhận được. Người phát thẻ leo lên nóc miếu và khi có hiệu lệnh sẽ ném thẻ để người tham gia giật vàng tháng 7 bên dưới. Cuối cùng sẽ xem trên thẻ ghi gì để nhận đồ tương ứng.
Ngoài ra, đồ cũng được phân phát cho những người không tham gia giật vàng tháng 7.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
6 dấu hiệu viêm tai cần phải chú ý
Cách làm nem lụi Huế bằng nồi chiên không dầu
Tại sao không nên rửa mặt khi tắm?
6 thói quen buổi sáng tàn phá làn da của bạn
9 mẹo đi giày để bạn thoải mái hơn
Lời bài hát Răng Khôn – Phí Phương Anh x Rin9
In4 là gì? In4 có nghĩa là gì Facebook 2022?
Con gái cắn môi có nghĩa là gì?
Sáng chưng hay sáng trưng, từ nào đúng chính tả?
10 vật dụng thông dụng trong nhà có nguy cơ gây tổn thương trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ