Tắm là mùi ngày 30 Tết là phong tục có từ xưa mỗi dịp Tết đến xuân về và phong tục này vẫn được lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Tắm lá mùi không chỉ là phong tục mà theo rất nhiều nghiên cứu phong tục này còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy tục lệ tắm lá mùi ngày 30 Tết có ý nghĩa gì và cách nấu lá mùi như thế nào?
Ý nghĩa tắm lá mùi ngày 30 Tết
Theo tục lệ từ xưa, khi chọn lá mùi để tắm vào 30 Tết thì phải chọn loại mùi già, đã trổ hoa, kết trái, thân cây đã chuyển từ màu xanh sang nâu tía. Khi đun lên nước có mùi thơm rất đặc trưng. Chính vì mùi thơm đặc trưng này mà người dân tắm lá mùi để trút bỏ mọi phiền muộn, ưu buồn của năm cũ.
Nước lá mùi già sẽ gột bỏ mọi vận đen, hạn xui trong năm cũ, giúp tinh thần minh mẫn, sảng khoái để bước sang một năm mới với nhiều may mắn, thành công hơn. Nhiều gia đình còn dùng lá mùi để xông trong phòng, hoặc rửa mặt vào 3 ngày Tết đầu năm cũng với ý nghĩa chào đón năm mới với nhiều điều mới mẻ.
Việc tắm lá mùi không chỉ mang ý nghĩa nét đẹp văn hóa cổ truyền mà theo rất nhiều nghiên cứu, lá mùi có nhiều lợi ích với cơ thể.
Tắm lá mùi có tác dụng gì?
Theo Đông y lá mùi có vị cay, tính ấm, có tác dụng lưu thông khí huyết, giải tỏa căng thẳng thần kinh, phục hồi sức khỏe. Vì thế nước lá mùi rất thích hợp đối với những người bị suy nhược thần kinh, đau nhức nửa đầu, căng thẳng. Nhiều nghiên cứu cho thấy tinh dầu lá mùi chứa chất chống ôxy hóa, chống viêm nhiễm đường hô hấp,…
Vì vậy tắm lá mùi có lợi cho sức khỏe nên trẻ nhỏ cũng có thể sử dụng nước lá mùi để tắm. Tuy nhiên cũng có những lưu ý khi đun nước lá mùi.
Người bị bênh viêm da như viêm da cơ địa, da trầy xước, bong tróc da, nhiễm trùng da… không nên tắm lá vì đặc tính cay nóng của lá mùi có thể khiến vùng da bị tổn thương rộng hơn, nặng hơn.
Trẻ nhỏ cũng cần lưu ý trong việc tắm lá mùi. Nếu trẻ quá nhỏ thì có thể bị dị ứng do da trẻ nhạy cảm. Nếu vậy thì chúng ta chi cần lau mặt qua cho trẻ bằng nước lá mùi cũng được.
Những người đang bị bệnh sởi, trong quá trình chờ nốt sởi bay hết thì cũng không được tắm lá mùi vì sẽ khiến bệnh nặng hơn rất nhiều.
Khi sử dụng lá mùi thì không nên tắm nước đặc mà phải pha loãng với nước bình thường.
Cách nấu nước lá mùi tắm Tết
Nấu nước lá mùi rất đơn giản. Nhưng trước hết bạn cần chọn lá mùi già, có hạt, có mùi thơm, lá còn tươi, không chọn lá dập nát. Rửa sạch để loại bỏ các chất bụi bẩn bám trên lá, có thể ngâm với muối cũng được.
Cho lá mùi đã chuẩn bị vào nước, đun đến khi nước và lá chuyển màu là được. Nếu dùng là mùi cho nhiều ngày đầu năm 2022 thì đun từng phần lá, không nên đun hết lá. Bó là mùi nào chưa dùng thì cho ra rổ và phơi khô.
Sau khi đun sôi, bỏ phần lá và lấy nước. Hòa thêm với nước bình thường để tắm gội đều được.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
Lời bài hát 2 3 con mực anh yêu em cực, 2 3 con mực yêu em căng cực – Linh Thộn
8 thói quen tiết lộ tính cách của bạn
10+ mẹo dọn dẹp nhà cửa, tiết kiệm thời gian
2 cách ngâm sấu giòn, không nổi váng
Nhiệt độ phòng lý tưởng là bao nhiêu?
10 cách phân biệt hàng nhái các thương hiệu nổi tiếng
2 công thức vịt om sấu ngon khó cưỡng
Chọc ối có nguy hiểm không?
Tại sao không uống cà phê ngay sau bữa ăn?
Cách nấu xôi gấc cúng giao thừa 2022