Để tạo ấn tượng với Sếp lâu dài ngoài năng lực làm việc của bản thân, tinh thần học hỏi trong công việc thì khả năng giao tiếp, cách ứng xử bao gồm những hành động nhỏ cũng đóng vai trò quan trọng. Chỉ một hành động nhỏ, đơn giản như gật đầu khi thuyết trình, đưa ra ý kiến với Sếp cũng giúp bạn tạo được ấn tượng tốt đẹp với Sếp. Hãy xem 7 cách tạo ấn tượng với Sếp lâu dài như nào trong bài viết dưới đây.
Không ngần ngại đưa ra ý kiến
Không đồng ý hoàn toàn với ý kiến của Sếp không phải là một ý kiến tồi. Điều này đôi khi lại tạo được giá trị cho chính bản thân bạn, tạo ấn tượng với Sếp và Sếp cũng sẽ đánh giá cao sự trung thực, tận tâm với công việc.
Việc đưa ra những ký kiến trái chiều với Sếp phải mang tính chất vì lợi ích chung của sự phát triển của cả nhóm hay công ty. Hãy thẳng thắn trao đổi và đưa những quan điểm, ý tưởng của bạn dưới cách tiếp cận hợp lý.
Đặt chân song song với mặt đất
Khi bạn đang thảo luận với Sếp, tuyệt đối không ngồi vắt chéo chân mà phải đặt 2 chân thẳng xuống đất để tạo được phong thái khi họp, thảo luận cũng như tìm được đáp án cho các vấn đề.
Hỏi lời tư vấn về công việc
Theo nhiều chuyên gia tâm lý, thay vì hỏi Sếp thấy bài phát biểu của mình như nào thì nên hỏi Sếp làm cách nào để cải thiện cũng như nâng cao chất lượng cho bài thuyết trình hay nội dung công việc của bạn. Điều này cũng sẽ tạo được sự khuyến khích từ Sếp và ủng hộ các ý tưởng của bạn nhiều hơn.
Tạo ấn tượng với Sếp bằng cử chỉ
Khi trao đổi với Sếp về công việc sẽ có nhiều ý kiến trái chiều nhau, và biểu hiện cũng như hành động trong giao tiếp của bạn cũng làm dịu bầu không khí hơn, từ đó tăng khả năng Sếp đồng ý với các ý kiến của bạn. Hãy mỉm cười, nhìn thẳng vào Sếp và gật đầu mỗi khi phát biểu. Việc kết hợp với ngôn ngữ cơ thể sẽ tăng cơ hội đàm phán thành công với Sếp.
Nói chuyện một cách thông minh
Ngoài công việc thì việc giao tiếp với Sếp về những điều đơn giản của cuộc sống cũng tạo được ấn tượng với Sếp. Khi ở cùng với Sếp ngoài trao đổi về công việc thì có thể nói nhỏ về sở thích, những mối quan tâm khác trong cuộc sống.
Nhận rõ khuyết điểm của mình
Nếu bạn mắc sai lầm thì đừng che giấu hoặc đổ lỗi đó cho người khác. Hãy thẳng thắn nhận lỗi của mình và nói với Sếp mình sẽ xử lý lỗi sai đó. Điều này khiến Sếp tôn trọng bạn hơn vì được nghe từ chính bạn thay vì nghe từ những nhân viên khác, hay từ khách hàng. Nói ra khuyết điểm và khắc phục khuyết điểm giúp bạn xây dựng mối quan hệ tin cậy hơn với Sếp.
Tìm nhiều giải pháp cho 1 vấn đề
Cùng 1 vấn đề gặp phải, bạn nên mang tới 2 hoặc 3 giải pháp để cùng Sếp thảo luận. Điều này tạo ấn tượng với Sếp rằng bạn là người tận tâm với công việc, có khả năng sáng tạo trong công việc mà không bị gò bó trong một khuôn khổ nhất định, tìm được nhiều hướng đi cho công việc.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
6 cách đuổi côn trùng không cần hóa chất cho ngôi nhà của bạn
10 sai lầm về chế độ ăn khoa học phổ biến nhất
Những lưu ý khi dùng miếng dán lột mụn
Giáng sinh 2021 ngày mấy?
9 lưu ý chăm sóc răng miệng đúng cách
15 thực phẩm tốt cho sức khỏe cần có trong căn bếp
Bài cúng văn khấn tiết lập xuân 2022
7 chất tăng cường hệ miễn dịch
10 cách làm phồng tóc tự nhiên ngay tại nhà
7 sản phẩm chăm sóc da không hiệu quả như chúng ta vẫn nghĩ