VLDL và LDL đều là những loại cholesterol xấu đối với cơ thể. Nhưng về cơ bản chúng sẽ có những đặc điểm khác nhau và ảnh hưởng tới sức khỏe theo nhiều cách khác.
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một chất béo trong cơ thể có nhiệm vụ hình thành nên tế bào và nội tiết tố, vận chuyển trong máu nhờ lipoprotein và được sản xuất từ gan. Ngoài ra trong cơ thể bạn còn có chất béo khác là triglyceride có nhiệm vụ mang năng lượng nuôi các tế bào.
Cả cholesterol và triglyceride, lipoprotein được kết hợp từ protein và các chất béo khác. Lipoprotein mật độ thấp (LDL) và lipoprotein mật độ rất thấp (VLDL) là hai loại lipoprotein khác nhau được tìm thấy trong máu của bạn. 2 loại lipoprotein này có điểm khác nhau ở tỷ lệ cholesterol, protein và triglyceride tạo nên mỗi lipoprotein. VLDL chứa nhiều triglyceride còn LDL chứa nhiều cholesterol. Về cơ bản VLDL và LDL đều được xếp vào loại cholesterol xấu. Mặc dù cơ thể đều cần tới cholesterol và triglyceride để duy trì, nhưng nếu tích tụ quá nhiều trong mạch máu sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ.
VLDL là gì?
VLDL đảm nhận nhiệm vụ đưa triglyceride đi khắp cơ thể và có các thành phần gồm: cholesterol (10%), triglyceride (70%), protein (10%), các chất béo khác (10%). Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa carbohydrate hay đường sẽ dẫn tới trình trạng lượng chất béo triglyceride vượt quá mức cho phép và tăng nồng độ VLDL trong máu.
Mức độ chất béo triglyceride tăng lên sẽ khiến các mảng mỡ bám trên động mạch, cản trở quá trình lưu thông máu, gây nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ hay tình trạng gan nhiễm mỡ không phải do bia rượu.
LDL là gì?
Trong quá trình chuyển hóa, một lượng VLDL sẽ tiêu biến, phần còn lại chuyển thành LDL nhờ các enzyme trong máu. Lượng chất béo triglyceride trong LDL ít hơn và cholesterol cao hơn VLDL. LDL phần lớn được tạo thành từ các thành phần: cholesterol (26%), triglyceride (10%), protein (25%), chất béo khác (15%).
LDL đảm nhận vai trò đưa cholesterol đi khắp cơ thể, nhưng nếu lượng cholesterol tăng lên sẽ dẫn tới mức LDL cao. Từ đó dẫn tới tình trạng tích tụ các mảng bám trong động mạch. Khi các mảng bám cứng lại, gây hẹp hay tắc động mạch khiến các động mạch bị xơ cứng sẽ dẫn tới xơ cứng động mạch. Điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
Chính vì vậy Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã chuyển sang nghiên cứu những nguy cơ dẫn tới bệnh tim mạch, bên cạnh việc dựa vào chỉ số cholesterol. Chỉ số cholesterol toàn phần gồm HDL – cholesterol (tốt) và LDL – cholesterol (xấu) cùng với những trị số khác sẽ giúp các bác sỹ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Kiểm tra VLDL và LDL
Hầu hết kết quả kiểm tra máu hiện tại đều đo chỉ số LDL và HDL. Các bác sỹ sẽ dựa vào kết quả để theo dõi nồng độ cholesterol thường xuyên hơn nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
VLDL thì ngược lại, không có chỉ số đo cụ thể nào mà sẽ dựa vào mức độ triglyceride khi xét nghiệm máu. Thông thường bác sỹ sẽ không tiến hành kiểm tra VLDL trừ khi người bệnh xuất hiện những biểu hiện hoặc có những yếu tố khác liên quan tới bệnh tim mạch, tình trạng cholesterol bất thường.
Các yếu tố khác gây nên bệnh tim gồm:
- Người cao tuổi, trung niên.
- Người béo phì.
- Bệnh nhân mắc tiểu đường hoặc huyết áp cao.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch.
- Thói quen hút thuốc.
- Ít vận động, tập thể dục.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh (nhiều chất béo động vật và đường, ăn ít trái cây, rau và chất xơ).
Làm sao để giảm chỉ số VLDL và LDL?
Để giảm mức độ VLDL và LDL trong máu, bạn cần duy trì một lối sống lành mạnh, tăng cường tập thể dục, ăn uống khoa học, bỏ thuốc lá, rượu bia. Ngoài ra bạn cũng nên lựa chọn các loại hạt, bột yến mạch thô (steel-cut oats), loại cá giàu omega-3 như cá hồi. Hạn chế thực phẩm chứa chất béo bão hòa được tìm thấy trong mỡ động vật, bơ, phô mai, thịt bò. Với người cao tuổi hoặc độ tuổi trung niên, có bệnh về đường hô hấp cũng nên lựa chọn bài tập thể dục phù hợp và nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Nguồn: Healthline
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
Lời bài hát Anh chưa biết em, Bae nghe nói là anh đang buồn anh không muốn yêu một ai – Liu Grace
12 hạt sạn trong phim Titanic
14 động tác yoga tốt cho kỳ kinh nguyệt
7 cách sạc pin điện thoại nhanh hiệu quả
Tại sao không nên rửa mặt khi tắm?
8 thói quen tiết lộ tính cách của bạn
Lời bài hát Permission to Dance BTS
7 thói quen gây mất ngủ mà bạn không ngờ tới
Mẹo bảo vệ da tay không bị khô, nứt nẻ
Người say rượu có nên nằm quạt không 2023?