Những dấu hiệu viêm tai sẽ giúp chúng ta phát hiện bệnh nhanh chóng trước khi tình trạng viêm tai trở nên tồi tệ hơn. Tình trạng viêm tai hiện không chỉ xảy ra ở trẻ con mà người lớn cũng rất dễ mắc phải, do hệ miễn dịch kém hoặc do những tác động khác. Vì vậy ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu viêm tai dù là nhỏ nhất thì bạn cũng cần chú ý để có sự can thiệp kịp thời. Dưới đây là những dấu hiệu viêm tai mà bạn cần chú ý.
Dấu hiệu viêm tai: Ngứa lỗ tai
Tình trạng ngứa lỗ tai cũng khá bình thường với mọi người, nhưng nếu tình trạng này xảy ra lâu thì có thể bạn đã mặc phải bênh viêm tai.
Đỏ bên trong và ngoài tai
Tình trạng đỏ này sẽ bắt đầu từ bên trong ống tai. Tuy nhiên khi bị viêm tai thì tình trạng này sẽ càng nặng hơn và xuất hiện tình trạng mẩn đỏ sâu bên trong lỗ tai.
Xuất hiện dấu hiệu đau nhức
Tình trạng đau nhức sẽ xảy ra, đặc biệt khi xờ nhẹ vào vùng dái tai hoặc chạm vào lỗ tai. Sau một thời gian, chúng ta sẽ cảm thấy tai bị ù. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, cơn đau chuyển sang mặt, cổ hoặc đau nửa đầu.
Dấu hiệu viêm tai khi có dịch mủ
Dịch không mùi sẽ tiết ra từ bên trong tai, nhưng khi tình trạng viêm tai phát triển nặng hơn thì dịch mủ chảy nhiều hơn và có mùi khó chịu
Ảnh hưởng thính giác
Mặc dù tình trạng này không thường xuyên xảy ra, nhưng có rất nhiều trường hợp khi tình trạng viêm tai trở nặng sẽ gặp khó khăn trong việc nghe. Một số người còn xuất hiện tình trạng có tiếng chuông sâu bên trong tai.
Sưng hạch cổ
Nếu tình trạng viêm tai không được điều trị kịp thời và kéo dài, sẽ có hiện tượng nổi hạch ở cổ. Khi nổi hạch sẽ sưng ở vùng cổ và có thể gây sốt cao nếu không được điều trị ngay sau đó.
Cách phòng ngừa viêm tai
Không sử dụng tăm bông ngoáy tai
Tăm bông có thể làm sạch thành tai của bạn, nhưng chúng cũng đẩy ráy tai vào sâu hơn. Nếu bạn nhận thấy rằng việc sử dụng bông ngoáy tai khiến bạn khó chịu thì nên ngừng sử dụng hoàn toàn. Đặc biệt bạn phải tránh dùng các vật lạ như chìa khóa, kẹp tóc hoặc kẹp giấy để ngoáy tai. Chúng cũng có thể đẩy ráy tai vào sâu hơn, gây kích ứng da.
Dùng mũ bơi để tránh nước vào tai
Bạn nên sử dụng mũ bơi để ngăn nước vào tai. Hoặc dùng nút nhét tai nếu bạn có thể sử dụng chúng. Với những người dễ bị nhiễm trùng tai thì có thể tư vấn thêm từ bác sỹ để có được biện pháp an toàn khi đi bơi.
Làm khô tai ngay sau khi đi bơi
Sau khi bơi, hãy nhớ lau khô tai ngay lập tức bằng cách nghiêng tai và lau sạch bằng khăn. Bằng cách nghiêng đầu và kéo dái tai về các hướng khác nhau, nước sẽ tự động chảy khỏi tai một cách an toàn. Nếu bạn vẫn cảm thấy có nước trong tai sau khi đã làm cách trên, thì có thể thể sử dụng máy sấy để làm khô tai. Chuyển máy sấy về chế độ gió thấp nhất và nhiệt độ thấp nhất, rồi để cách xa tai, không nên dí sát vào.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
Mẹ biết mẹ buồn đó là gì?
Lời bài hát Đừng hẹn kiếp sau – Đình Dũng
10 sai lầm làm đẹp mà chúng ta thường mắc phải
6 biểu hiện bệnh răng miệng cần chú ý
Người tình không bao giờ cưới là gì?
2 mẹo rã đông thực phẩm trong 10 phút
Con dâu của vua gọi là gì?
5 lợi ích của Melatonin và các thực phẩm giàu melatonin
17 thực phẩm cho người cao huyết áp
Những món đồ không nên để trong nhà vệ sinh