6 biểu hiện bệnh răng miệng cần chú ý

Những biểu hiện bệnh răng miệng thường bị nhiều người bỏ qua và không chú ý tới, từ đó dẫn đến những căn bệnh về răng miệng, ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Có những thói quen chăm sóc răng miệng tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế lại ảnh hưởng tới răng của chúng ta rất nhiều nếu bạn không để ý. Hãy xem những biểu hiện bệnh răng miệng dù nhỏ nhất trong bài viết này là gì.

Nướu răng bị sưng đỏ

Màu sắc nướu sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe, với màu hồng thể hiện tình trạng răng lợi ổn định. Tuy nhiên, một số người thường bị sưng nướu và chảy máu hoặc thậm chí tụt lợi. Nếu tình trạng tụt lợi diễn ra khá nặng thì bạn có thể dễ nhận răng dài hơn bình thường.

Một nguyên nhân chính cho điều này có thể do bạn đánh răng quá mạnh và bàn chải đánh răng cứng. Khuyến cáo từ các nha sĩ cần phải chọn bàn chải đánh răng có lông mềm và đánh răng theo vòng tròn. Không nên đánh răng quá mạnh khiến lớp men răng bị mòn.

Biểu hiện bệnh răng miệng qua lưỡi

Bỏ qua thao tác làm sạch phần lưỡi có thể đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho vi khuẩn tích tụ sinh sôi. Đầu tiên, bạn sẽ thấy hơi thở có mùi, sau đó xuất hiện tình trạng sưng lợi và nặng hơn đó là nhiễm khuẩn dẫn tới viêm lưỡi.

Đó là lý do tại sao việc sử dụng dụng cụ cạo lưỡi rất quan trọng, vì nó thuận tiện hơn cho việc làm sạch phần lưỡi so với bản chải đánh răng thông thường.

Biểu hiệu bệnh răng miệng qua lưỡi
Biểu hiện bệnh răng miệng qua lưỡi

Biểu hiện bệnh răng miệng qua hơi thở

Các loại thực phẩm như tỏi, hành tây và gia vị có thể là nguyên nhân gây hôi miệng. Nhưng lý do phổ biến nhất đó là vệ sinh răng miệng kém khi bạn không làm sạch những mảng thức ăn bám ở chân răng hoặc lưỡi. Những mảng bám thức ăn thừa lâu ngày sẽ tích tụ và từ đó tạo ra mùi khó chịu. Không chỉ vậy, vi khuẩn còn tồn tại trên lưỡi và tạo ra các hợp chất lưu huỳnh có mùi.

Hãy sử dụng nước súc miệng vì nó giúp loại bỏ vi khuẩn và mang lại hơi thở thơm mát. Nếu nước súc miệng có chứa fluoride cũng có thể hỗ trợ chữa bệnh nha chu và giảm sâu răng.

Nếu bạn sử dụng bàn chải đánh răng, trước tiên cần súc miệng bằng nước ấm. Sau đó đánh răng như bình thường và súc miệng lại bằng nước súc miệng chuyên dụng.

Dùng nước súc miệng
Chọn nước súc miệng giảm hôi miệng

Răng ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh

Nếu ăn uống đồ lạnh khiến răng bản cảnh thấy tê, đau thì đó là dấu hiệu cần tới nha si. Hiện tượng này là do men răng đã mòn khiến chân răng bị lộ. Nha sĩ sẽ có thể cho bạn biết loại kem đánh răng nào là tốt nhất cho răng nhạy cảm. Ngoài ra, họ có thể áp dụng fluor cho các khu vực nhạy cảm nhất để đầy men răng và giảm đau.

Bạn cần sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và tuân theo hướng dẫn chăm sóc răng từ nha si. Bạn cũng cần tránh xa thực phẩm có tính axit có khả năng làm mòn men răng.

Răng xỉn màu

Một vấn đề răng miệng nữa đó là răng xỉn màu. Nếu bạn làm sạch răng không đúng cách, vi khuẩn, axit và mảng bám sẽ tích tụ dần dần khiến răng bị xỉn màu.

Vì vậy, ngoài việc đánh răng hai lần một ngày, bạn cũng cần đến nha sĩ mỗi năm một lần để kiểm tra và làm sạch răng miệng. Trong quá trình này, nha sĩ sẽ loại bỏ cao răng và mảng bằng các công cụ đặc biệt. Bước cuối sẽ đánh trắng răng và loại bỏ màu vàng ố trên răng.

Thường xuyên bị loét miệng

Một hiện tượng bạn cần chú ý đó là những vết nhiệt miệng thường xuyên xảy ra. Mặc dù bạn có thể nghĩ do ăn đồ nóng nhưng xảy ra thường xuyên là do nhiễm vi khuẩn. Có thể cơ thể ban thiếu hụt chất dinh dưỡng nào đó, hay do thói quen cắn môi. Hãy tới gặp nha sĩ để được tư vấn và kiểm tra kịp thời.

Có 3 vấn đề dẫn tới tình trạng miệng có vị kim loại. Đầu tiên có thể do bạn dùng thuốc kháng histamin, thuốc kháng sinh và thuốc điều trị bệnh tim. Ngoài ra bệnh về răng miệng cũng gây ra hiện tượng này. Cuối cùng do cơ thể thiếu kẽm, nhất là với những ai thường xuyên ăn chay trường. Chúng ta có thể bổ sung kẽm từ thức ăn như các loại đậu, mầm lúa mì, hạt bí ngô và các sản phẩm từ sữa hoặc hỏi ý kiến nha sĩ.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.