Tắm nước lạnh có tác dụng gì? Ngâm cơ thể trong nước lạnh không phải là điều gì mới mẻ vì con người đã biết đến lợi ích của tắm nước lạnh trong nhiều thế kỷ. Bất cứ ai cũng có thể tắm nước lạnh ở nhà và tận hưởng những lợi ích của nó mang lại. Chúng có thể không phải là điều thoải mái nhất trên thế giới nhưng bạn có thể thử và theo dõi việc tắm nước lạnh ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của bạn như thế nào nhé.
Cải thiện lưu thông máu và giảm đau nhức cơ bắp
Thời điểm nước lạnh chạm vào cơ thể, máu của bạn buộc phải lưu thông nhanh hơn rất nhiều để cố gắng duy trì nhiệt độ. Nhưng chính vì vậy mà cung cấp oxy tốt hơn đến các bộ phận trên cơ thể. Do đó, tắm nước lạnh được nhiều vận động viên áp dụng vì chúng có thể giúp họ vượt qua chấn thương nhanh hơn rất nhiều. Đó cũng là lý do tại sao thường chườm đá lạnh trên các bộ phận cơ thể bị bầm tím. Cách này giúp kích thích, mang lại oxy mới và lưu thông thêm đến khu vực bị ảnh hưởng.
Và bạn không cần bị tổn thương mới phải tắm nước lạnh. Đơn giản chỉ là sau một buổi tập luyện chăm chỉ, khi cơ thể bạn cần được phục hồi sức sống thì tắm nước lạnh là một cách khá hiệu quả.
Tắm nước lạnh có tác dụng gì? Tắm nước lạnh giúp giảm ngứa và da xỉn màu
Những người có làn da khô tự nhiên hoặc mắc các bệnh về da, chẳng hạn như bệnh chàm, thường cảm thấy ngứa sau khi tắm nước nóng. Một cách để không gặp phải tình trạng đó là giảm nhiệt độ của nước càng nhiều càng tốt. Chỉ cần không ở dưới vòi hoa sen quá lâu như khi tắm với nước nóng, bạn sẽ nhận thấy rằng cơn ngứa dường như đã biến mất. Bạn vẫn cần thoa kem dưỡng ẩm tốt sau đó để giữ ẩm cho da nhưng tình trạng ngứa ngáy sẽ không còn xuất hiện thường xuyên.
Tắm nước lạnh giúp ổn định sự trao đổi chất cơ thể
Chắc hẳn nhiều bạn đã biết rằng, chất béo nâu là loại chất béo mà tất cả mọi người sinh ra đều có và nó được kích hoạt bằng cách tắm nước lạnh. Và hất béo nâu có thể giúp chất béo trắng (có liên quan đến bệnh béo phì) ở mức lành mạnh. Vì vậy, tắm nước lạnh 2-3 ngày một tuần có thể thực sự ổn định và thậm chí cải thiện sự trao đổi chất của bạn.
Tất nhiên, bạn sẽ không bắt đầu giảm cân chỉ bằng cách tắm nước lạnh vì trước tiên bạn sẽ cần phải thực hiện một lối sống và chế độ ăn lành mạnh. Tuy nhiên, tắm nước lạnh có thể ổn định lượng hormone và hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn. Bằng cách đó, cùng với một chế độ ăn uống cân bằng, chúng ta có thể giúp giảm cân.
Tắm nước lạnh có tác dụng gì? Giảm căng thẳng và cải thiện sức khỏe tinh thần của bạn
Cách hoạt động của tắm nước lạnh là gây sốc và căng thẳng cho cơ thể. Vì vậy, nếu tắm nước lạnh chúng thường xuyên, bạn sẽ bắt đầu một quá trình được gọi là quá trình “cứng lại”. Trong thời gian đó, hệ thống thần kinh của bạn quen với việc bị “tác động” với một lượng nhỏ căng thẳng về thể chất và chuẩn bị cho bạn khi những khoảnh khắc thực sự căng thẳng đến. Nhờ đó, cơ thể và tâm trí của bạn luôn sẵn sàng đối mặt với mọi tình huống khó khăn bất cứ khi nào nó xuất hiện.
Ngoài ra, nước lạnh giải phóng endorphin vào máu và kết quả là làm cho chúng ta tỉnh táo, tràn đầy sinh lực và hạnh phúc hơn. Trong một thử nghiệm lâm sàng, những người bị trầm cảm đã thuyên giảm các triệu chứng sau khi tắm nước lạnh 5 phút 2-3 lần mỗi tuần.
Tắm nước lạnh tăng cường hệ thống miễn dịch
Tắm nước lạnh có thể giúp cơ thể bạn tăng sức đề kháng để chống lại cảm lạnh thông thường và cúm theo mùa. Để chứng minh điều này, một thử nghiệm lâm sàng cho thấy số người phải xin nghỉ làm do bị ốm giảm 29% sau khi họ bắt đầu tắm nước lạnh. Đó là bởi vì nước lạnh làm cơ thể bị sốc và buộc nó sản sinh ra nhiều bạch cầu hơn , có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi bị nhiễm trùng.
Bạn có tắm nước lạnh thường xuyên không? Tắm nước lạnh có tác dụng gì? Sau khi biết được những tác dụng của tắm nước lạnh, hãy thử áp dụng và cùng chia sẻ lại bất kỳ thay đổi nào về sức khỏe thể chất và tinh thần của mình với Tobitu nhé.
Một số bài viết khác bên cạnh bài viết Tắm nước lạnh có tác dụng gì? tại Sức khỏe của Tobitu như là:
Bài viết mới nhất
22 thực phẩm cung cấp năng lượng tốt nhất
Còn cái nịt là gì? Cái nịt là gì?
7 thói quen hàng ngày khiến da khô cằn, nứt nẻ
Tắm lá mùi ngày 30 Tết có ý nghĩa gì?
Mang thai ngoài tử cung thử que có lên 2 vạch không?
Biến hóa thật phong cách 8 món đồ cũ với cách phối mới
2 cách làm ruốc tôm siêu ngon tại nhà
4 lí do nên ngừng sử dụng giấy vệ sinh
Lợi ích thức dậy sớm buổi sáng là gì?
10 lợi ích của trà xanh không thể phủ nhận