Rút hết chân hương có sao không?

Nên rút chân hương bàn thờ như nào? Rút hết chân hương hay để lại chân hương tại bàn thờ Gia tiên, bàn thờ Thần tài là điều mà nhiều gia chủ, gia đình băn khoăn mỗi khi chuẩn bị làm lễ cuối năm, bao sái ban thờ trước khi bước sang một năm mới theo phong tục cổ truyền.

Rút chân hương ban thờ Gia tiên, Thần tài

Tục lệ rút chân hương ban thờ luôn được thực hiện từ đời này sang đời khác, thể hiện nét đẹp của người dân Việt Nam, lòng tôn kính của con cháu với ông bà tổ tiên và cũng thể hiện được ý nghĩa tâm linh. Tuy nhiên nhiều gia đình chưa biết hoặc băn khoăn trong nghi lễ rút chân hương, tỉa chân nhang. Thực hiện rút chân nhang như nào cho đúng phong tục, đúng lễ nghi, không phạm vào điều tối kỵ là điều mà bất cứ gia đình nào cũng muốn tìm hiểu, đặc biệt với những gia đình trẻ.

Theo truyền thống của dân tộc ta thì trước hoặc trong ngày 23 tháng Chạp cúng Ông Công Ông Táo, các gia đình sẽ dọn dẹp lại ban thờ sau một năm, sửa soạn mâm cúng lễ Gia tiên và thực hiện lễ rút chân nhang và tỉa chân nhang. Tuy nhiên, nhiều người lại quan niệm bát hương càng có nhiều chân hương càng có lộc, gia đình thuận lợi. Nếu rút hết chân hương trong bát hương thì sẽ mất lộc. Ngược lại nhiều gia đình cho rằng cuối năm là thời điểm để dọn dẹp lại ban thờ, lau chùi bát hương, rút chân nhang để có được ban thờ sạch sẽ, sáng sủa. Vậy quan niệm nào là đúng?

Rút chân hương ban Gia tiên
Bàn thờ Gia tiên

Rút chân hương như nào là đúng?

Khi thực hiện nghi lễ lau ban thờ thì người rút chân nhang cần phải ăn mặc chỉnh chu, có văn khấn lễ đàng hoàng trước khi thực hiện nghi lễ. Với những gia đình có bát hương nhiều chân nhang thì nên rút bớt chân nhang trong bát hương bằng 2 tay, để lại chân nhang trong bát hương theo số lẻ như 3, 5, 7 hoặc 9 chân nhang theo quan niệm và truyền thống từ xưa. Không được phép rút toàn bộ chân nhang khỏi bát hương theo tục lệ.

Cách tỉa chân nhang bàn thời
Rút chân hương ban Thần tài

Việc rút bớt chân nhang cũng mang ý nghĩa tâm linh. Nếu để bát hương quá đầy sẽ như cái cột “che mắt” Gia tiên, và chỗ “ngồi” cũng không được gọn gàng, thông thoáng. Ngoài ra nếu bát hương quá đầy thì cắm hương mới, chân hương sẽ không cắm sâu xuống được và chèn lên chân hương trước. Như vậy việc thắp hương không còn ý nghĩa.

Rút chân hương ban thờ Thần tài cũng tương tự như vậy. Chỉ để lại số chân hương lẻ trên bát rồi mới lau chùi ban thờ, dọn dẹp lại thật gọn gàng và sạch sẽ.

Chân hương sau khi rút sẽ mang đi hóa, thả trôi sông hoặc vùi xuống gốc cây. Tuyệt đối không được bỏ vào thùng rác hay vứt bừa bãi nơi ô uế.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.