Lau dọn bàn thờ hay còn gọi là bao sái bàn thờ là phong tục tập quán của cha ông ta từ xa xưa, được thực hiện mùng 1 âm lịch hàng tháng và đặc biệt là cuối năm, cùng với lễ cúng Táo quân trước khi bước sang năm mới. Lau dọn bàn thờ cũng có rất nhiều quy tắc, bao gồm việc tỉa chân nhang để đúng với phong tục tập quán, đúng phong thủy để có thể rước tài lộc mà không phạm. Vậy lau dọn bàn thờ như nào mới đúng?
Lau dọn bàn thờ trước 23 tháng Chạp hay sau?
23 tháng Chạp hàng năm là ngày cúng Táo quân theo phong tục cổ truyền dân ta, là ngày tiễn Táo quân lên trời để thưa với Ngọc Hoàng 1 năm qua gia chủ đã làm ăn được gì. Hiện tại thì nhiều gia đình vẫn giữ phong tục lau dọn bàn thờ trước ngày 23 tháng Chạp để sắm sửa mâm ngũ quả, bàn thờ gọn gàng trước 30 tháng Chạp. Một số ý kiến của các chuyên gia phong thủy cho rằng, trong hoặc sau ngày 23 tháng Chạp trở đi là thời điểm tốt nhất để bao sái bàn thờ. Điều quan trọng đó chính là những quy tắc khi lau dọn bàn thờ để tránh bị phạm, đúng truyền thống phong tục tập quán từ thời xa xưa.
Lau bàn thờ đúng cách như nào?
Trong văn hóa tín ngưỡng của người dân Việt Nam thì bàn thờ là nơi quan trọng trong gia đình, nơi thể hiện sự tôn kính, trang trọng và thể hiện nét đẹp uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Vì vậy bàn thờ là nơi có ý nghĩa trong một gia đình.
Vào cuối năm thì nghi lễ lau dọn bàn thờ sẽ cần nhiều điều chú ý hơn. Gia chủ phải tắm rửa sạch sẽ rồi thắp hương để “xin phép” thần linh và gia tiên lau dọn bàn thờ. Không được phép ăn mặc lôi thôi và lên lau dọn bàn thờ luôn, rất không tôn trọng ông bà tổ tiên theo quan niệm. Sử dụng khăn mềm chuyên để lau bàn thờ và có thể giặt khăn qua nước gừng, hoặc pha nước ngũ vị hương mua ở hàng vàng mã
Khi lau dọn bàn thờ phải lau từ trên cao rồi mới xuống đến thấp. Dùng khăn mềm lau từng vùng trên mặt bàn thờ và bát hương. Tuyệt đối không được xê dịch bát hương vì sẽ làm gia chủ mất lộc và có thể ảnh hưởng tới sau này. Trong trường hợp bàn thờ sử dụng tượng đồng hay các đồ lễ bằng đồng thì không nên lau rửa bằng rượu, cồn, hoặc hóa chất, để tránh cho đồng khỏi bị ô-xi hóa, han rỉ thành màu xanh hoặc nhanh bị xỉn.
Việc tỉa chân nhang cũng cần phải làm theo quy tắc cổ truyền. Khi tỉa bớt chân hương, gia chủ sẽ rút từng chút một cho tới khi còn một số lẻ trong bát hương thường là 3, 5, 7, 9. Chân nhang đã rút và những đồ lễ lấy từ bàn thờ sẽ đốt thành tro, rồi đổ xống sông cho mát mẻ hay gốc cây. Không được phép đổ tro thừa vào thùng rác hay những nơi ô uế.
Văn khấn lau dọn bàn thờ
Văn khấn trước khi lau dọn bàn thờ là bài khấn để xin phép thần linh, tổ tiên để gia chủ được thành kính dọn dẹp bàn thờ cho sạch sẽ để đón năm mới.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………
Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ …. tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).
Hôm nay là ngày… , con xin phép được bao xái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành lau dọn bát nhang và bàn thờ.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
Sau sinh uống nước dừa được không 2023?
Status Valentine tiếng Anh hay nhất, ý nghĩa
Phạm Thái Tuế 2023 là con giáp nào? Thái Tuế là gì?
Lợi ích thức dậy sớm buổi sáng là gì?
Đến tháng có được lau dọn ban thờ không?
Ngừng ăn trái cây và rau củ có những tác hại gì?
Phương pháp rửa mặt 4-2-4 của người Nhật là gì?
Lễ cúng Thanh minh gồm gì 2023?
Kiêng đường hoàn toàn sẽ có ảnh hưởng gì?
8 mẹo giữ bình tĩnh trong nháy mắt