Những mẹo giữ bình tĩnh mà bạn không thể ngờ tới được sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực, giúp chúng ta ổn định trạng thái hơn, giảm căng thẳng trong cuộc sống. Tình trạng căng thẳng kéo dài thường gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe như đau đầu, các vấn đề về tim và thậm chí là bệnh tiểu đường. Vì vậy một số mẹo giữ bình tình sẽ giúp bạn lấy lại trạng thái cân bằng của bản thân, giúp chúng ta giảm bớt lo lắng để bình tĩnh trong mọi tình huống.
Mẹo giữ bình tĩnh bằng cách thở
Nếu cảm thấy không thể ngồi để giữ bình tĩnh và chỉ hít thở sâu thì có thể đổi sang phương pháp thở khác. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng cách đặt 2 ngón tay dưới hoặc trên sống mũi và hít thở sâu vài lần. Một bài tập khác đó là vắt chéo tay rồi nắm tai lại đồng thời hít thở sâu để lấy lại sự bình tĩnh.
Ngậm muối
Theo các chuyên gia, thủ thuật này có vẻ hơi khác thường nhưng lại khá hiệu quả. Bạn chỉ cần ngậm một vài hạt muối và khi đó vị mặn của muối sẽ chuyển hướng chú ý của bạn khỏi những cảm xúc bất an hiện tại. Khi ngậm muối thì cơ thể sẽ đòi hỏi thêm nước và nước cũng có tác dụng làm dịu sự lo lắng của bạn.
Đặt thứ gì lạnh lên ngực
Một mẹo giảm lo âu khác rất đơn giản và dễ thực hiện đó là làm lạnh dây thần kinh phế vị. Dây thần kinh phế vị chạy từ đầu xuống ngực, và nó đóng một vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa hệ thần kinh.
Bạn có thể làm mát dây thần kinh này bằng cách tắm nước lạnh, ngâm mặt trong nước đá hoặc chườm túi đá lên ngực và giữ ở đó trong vài phút. Nên đặt túi chườm đá trong khăn rồi để lên ngực sẽ làm lạnh từ từ khi bạn chưa quen với độ lạnh đột ngột.
Thử bài tập chân chạm đất
Nếu bạn cảm thấy mất bình tĩnh thì có thể ngồi thẳng, 2 chân chạm đất rồi từ từ hít thở sâu và nhắm mắt lại. Hãy tập trung vào hơi thở thay vì nghĩ tới những cảm xúc tiêu cực khiến bạn mất bình tĩnh.
Nắm chặt đá lạnh trong tay
Một mẹo khác đó là nắm chặt đá hoặc bất cứ thứ gì lạnh trong lòng bàn tay. Cảm giác lạnh làm bạn thay đổi các suy nghĩ lập tức để tập trung vào độ lạnh hiện tại.
Nhảy dây
Nếu bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng hãy cố gắng thư giãn và hít thở sâu. Nếu tình trạng đó không được cải thiện thì có thể đổi sang phương thức nhảy dây, hoặc bật nhảy trong vài phút. Bài tập nhỏ này có thể làm giảm lo lắng và giúp bạn loại bỏ những suy nghĩ hiện tại. Hãy cố gắng tập trung vào bài tập bằng cách đếm từng bước nhảy dây để có hiệu quả nhất định.
Dùng tư thế ôm con bướm
Kỹ thuật ôm kiểu bướm là kỹ thuật thư giãn có thể sử dụng ở bất kỳ nơi đâu và bất cứ khi nào bạn cảm thấy căng thẳng hay lo âu quá mức.
Bạn bắt chéo tay trước ngực rồi đặt các ngón tay lên trên cánh tay hoặc vai. Trong quá trình thực hiện thì bạn có thể nhắm mắt, thở đều và bàn tay chuyển động, vỗ nhẹ lên người để tạo chuyển động như đang cổ vũ bản thân.
Thực hiện động tác uốn cong lưỡi
Nhắm mắt và sau đó uốn cong phần lưỡi trong vài giây. Tiếp đến từ từ hạ lưỡi xuống như bình thường. Lặp lại những bước này cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
Top 5 loại rau trồng vào mùa đông miền Bắc
5 dấu hiệu tích nước và cách xử lý
Stt Valentine cô đơn, caption Valentine cô đơn 2023
50+ Stt thả thính dễ thương, cap thả thính dễ thương mới 2022
10 vật dụng thông dụng trong nhà có nguy cơ gây tổn thương trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Sáng chưng hay sáng trưng, từ nào đúng chính tả?
Lời bài hát Tháng mấy anh nhớ em – Hà Anh Tuấn
Lời bài hát Bên Anh Đêm Nay – Binz, JC Hưng|Chạm vào nơi ấy một lần để phút giây ngọt ngào
7 chất tăng cường hệ miễn dịch
6 bí quyết kích thích mọc tóc bạn nhất định phải biết