Triệu chứng bệnh tuyến giáp có rất biểu hiện khác nhau tùy vào tình trạng bệnh như cường giáp, suy giáp,… Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, phía sau tuyến giáp là khí quản và phía trên là thanh quản. Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, là tuyến nội tiết lớn nhất khi đảm nhận nhiệm vụ tiết các hormone giáp trạng. Nếu tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone dẫn tới tình trạng cường giáp, nếu không sản xuất đủ dẫn tới hiện tượng suy giáp. Dưới đây là các triệu chứng bệnh tuyến giáp để bạn có thể nhận biết và đi khám kịp thời
Mục lục bài viết
Dấu hiệu bệnh suy giáp
Suy giáp là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cho cơ thể. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy giáp là thiếu hụt lượng i ốt cần thiết. Suy giáp phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới, đặc biệt ở phụ nữ trên 60 tuổi.
Cơ thể mệt mỏi, uể oải
Khi tuyến giáp sản xuất ít hormone sẽ dẫn tới tình trạng cơ thể mệt mỏi, uể oải, không có tinh thần và lúc nào cũng trong trạng thái lơ mơ, không có năng lượng để làm mọi việc
Thay đổi giọng nói
Tuyến giáp và thanh quản nằm ở vị trí gần nhau. Vì vậy khi có sự thay đổi và rối loạn chức năng tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến thanh quản, từ đó gây ra các vấn đề về giọng nói.
Da dày và lông mày thưa
Suy giáp dẫn tới tình trạng vôi hóa da, ảnh hưởng kết cấu da. Khi kết cấu da bị ảnh hưởng sẽ gây ra một số bệnh như bì da, da khô và có vảy. Ngoài ra dấu hiệu bệnh tuyến giáp cũng thể hiện qua việc lông mày của bạn mỏng đi. Những dấu hiện này sẽ xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh.
Đau nhức cơ và khớp
Một trong triệu chứng phổ biến của suy giáp đó là cơ thể xảy ra hiện tượng giữ nước, khiến cơ thể bị phù và gây đau các cơ, khớp xương. Tình trạng đau nhức xương khớp tập trung ở phần mắt cá nhân, bàn chân và nặng hơn khi hoạt động thể dục.
Giảm khả năng nghe
Đã có một số nghiên cứu chứng minh tác động của bệnh suy giáp tới thính lực. Người bệnh sẽ có hiện tượng không nghe rõ được âm thanh, về lâu về dài khả năng nghe sẽ kém hơn.
Giảm ham muốn tình dục
Suy giáp khiến quá trình trao đổi chất chậm lại, đồng nghĩa với việc các cơ quan sinh sản hoạt động bị chậm lại. Điều này dẫn đến việc sản xuất hormone sinh dục ít hơn từ đó ảnh hưởng đến ham muốn tình dục.
Triệu chứng bệnh cường giáp
Cường giáp là tình trạng tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone trong cơ thể. Các nguyên nhân dẫn đến cường giáp như bướu cổ, u tuyến giáp độc, viêm tuyến giáp và ăn quá nhiều i-ốt. Cường giáp cũng dễ bắt gặp ở phụ nữ khoảng 2 đến 10 lần.
Luôn cảm giác thèm ăn
Dấu hiệu của bệnh cường giáp đó là cảm giác thèm ăn ngày một tăng lên. Điều này là do tuyến giáp tiết quá nhiều hormone trong cơ thể, khiến bạn luôn rơi vào trạng thái cảm thấy đói và muốn ăn.
Đi tiểu nhiều
Sự trao đổi chất nhanh hơn đồng nghĩa với việc lưu lượng máu trong cơ thể tăng lên. Từ đó thận của bạn phải làm việc nhiều hơn, lọc nước nhiều hơn dẫn tới tình trạng tiểu tiện nhiều lần.
Luôn cảm giác khát
Cường giáp dẫn tới tình trạng đi tiểu nhiều, nghĩa là bạn sẽ càng cảm thấy khát nước để bù lại lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Run tay
Những người bị cường giáp thường có dấu hiệu run tay nếu để tay ở một tư thế quá lâu.Vì cường giáp làm tăng nhanh quá trình trao đổi chất và đưa cơ thể vào tình trạng hoạt động nhanh. Điều này cũng tạo ra những tác động khiến tay và cẳng tay có dấu hiệu bị run.
Ham muốn tình dục quá mức
Do hậu quả của việc trao đổi chất diễn ra nhanh chóng, cường giáp có thể khiến người bệnh ham muốn tình dục quá mức.
Lời khuyên về bệnh suy giáp
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt. Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày. Do tăng cân là một triệu chứng phổ biến của suy giáp, nên ăn uống lành mạnh có thể giúp bạn kiểm soát cân nặng.
- Tập thể dục có thể giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, giảm căng thẳng.
- Tập thiền và yoga giúp bạn có được tinh thần minh mẫn, tỉnh táo.
- Ngủ đúng giấc để bổ sung nguồn năng lượng cho cơ thể.
Lời khuyên cho bệnh cường giáp
- Người bị cường giáp không nên ăn thức ăn chứa nhiều i-ốt. Ngoài ra, tránh sữa và các sản phẩm từ sữa khác bao gồm kem, pho mát, sữa chua và bơ. Hải sản bao gồm cá, sushi, động vật có vỏ, tảo bẹ và rong biển cũng nên tránh.
- Việc sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp dẫn đến kích thích não khiến người bệnh cảm thấy bồn chồn hoặc lo lắng. Hãy thử tập thiền để cải thiện tình hình.
- Cường giáp khiến bạn mất nhiều nước qua đường tiểu tiện. Vì vậy, hãy bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
Tắm nước lạnh có tác dụng gì?
9 mẹo cải thiện ngoại hình để tăng tự tin
Lời bài hát Chú Đại Bi (Vô Lượng) – Masew, Khoi Vu hay nhất
Kiêng giặt quần áo Mùng 1 Tết 2022 không?
9 sai lầm đi bộ ảnh hưởng tới sức khỏe
5 lý do giấc ngủ quan trọng với việc giảm cân
9 mẹo đi giày để bạn thoải mái hơn
Lời chúc ngày cuối năm 2022
Ăn trứng vịt lộn có tốt không? Câu trả lời 2022 sẽ khiến bạn bất ngờ
Lời bài hát Răng Khôn – Phí Phương Anh x Rin9