Tại sao bạn không đói vào buổi sáng?

Không đói vào buổi sáng liệu có phải dấu hiệu cơ thể bạn đang gặp vấn đề gì hay không? Bữa sáng luôn là bữa quan trọng nhất, cung cấp năng lượng cho một ngày làm việc và cũng đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên nhiều người lại thường xuyên không ăn sáng do không đói vào buổi sáng. Liệu có phải sức khỏe đang gặp vấn đề hay đơn giản chỉ là trạng thái bình thường? Trước hết hãy tìm hiểu lý do tại sao bạn lại có cảm giác không đói vào bữa sáng trong bài viết này.

Bữa tối hôm trước nhiều đạm hay ăn đêm

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạn không có cảm giác đói vào buổi sáng. Khi chúng ta đã có bữa tối hôm trước với nhiều dưỡng chất, hay ăn nhẹ vào ban đêm thì sáng hôm sau có thể không muốn ăn sáng.

Khi bữa tối với các món ăn giàu chất béo, protein thì làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn, tạo cảm giác no lâu hơn. Đặc biệt thức ăn nhiều protein cũng góp phần thay đổi đáng kể hormone tạo cảm giác thèm ăn.

Không đói vào buổi sáng do ăn đêm
Không đói vào buổi sáng do ăn đêm

Không đói vào buổi sáng do thay đổi hormone

Qua đêm thì mức độ một số loại hormone sẽ thay đổi, từ đó thay đổi cảm giác thèm ăn vào buổi sáng. Theo nhiều nghiên cứu, mức độ hormone epinephrine còn được gọi là adrenaline có xu hướng cao hơn vào buổi sáng. Đây là hormone giảm cảm giác thèm ăn bằng cách làm chậm tốc độ tiêu hóa thức ăn trong dạ dày và tăng sự phân hủy carbohydrate được lưu trữ trong gan và cơ bắp của bạn để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra hormone ghrelin gây cảm giác đói cũng thấp hơn vào buổi sáng, hormone leptin tạo cảm giác no lâu lại cao hơn vào buổi sáng. Từ đó cơ thể của bạn có thể không thấy đói sau khi thức dậy.

Về cơ bản thì những thay đổi hormone sau khi thức dậy thường không đáng lo ngại và là sự thay đổi tự nhiên của cơ thể.

Tâm lý lo lắng hoặc chán nản

Tâm trạng lo lắng và trầm cảm đều có thể ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác thèm ăn của bạn.

Ngoài các triệu chứng như rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi và mất tâm trạng thì thay đổi cảm giác thèm ăn cũng là dấu hiệu của trầm cảm. Khi cơ thể bạn rơi vào trạng thái lo lắng thì mức độ của một số hormone căng thẳng sẽ tăng lên, làm giảm sự thèm ăn.

Nếu bạn đang không ổn định tinh thần, thường xuyên lo lắng hoặc có các dấu hiệu trầm cảm, ảnh hưởng đến sự thèm ăn hoặc những vấn đề sức khỏe khác, hãy gặp bác sỹ tâm lý để có được những liệu trình điều trị kịp thời.

Tâm trạng chán nản
Chán nản, stress giảm thèm ăn

Trong quá trình thai kỳ giảm thèm ăn

Những phụ nữ trong thai kỳ sẽ thay đổi tâm trạng, kể cả thói quen sinh hoạt trong đó có việc không đói vào buổi sáng. Trong những tuần đầu của thai kỳ, tình trạng ốm nghén sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn, hoặc gây ra một số triệu chứng khó tiêu, đầy bụng.

Sức khỏe không ổn định

Khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, bị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh thông thường, cúm và viêm cũng khiến bạn ít cảm thấy đói hơn. Nhiều người khi bị bệnh có hiện tượng vị giác và khứu giác kém hơn hẳn, từ đó giảm sự thèm ăn.

Khi bị ốm hãy bổ sung đủ nước cho cơ thể, cung cấp đủ năng lượng cho dù bạn không thấy đói.

Các nguyên nhân khác giảm thèm ăn

Sử dụng một số loại thuốc. Nhiều loại thuốc, bao gồm thuốc lợi tiểu và thuốc kháng sinh có thể làm giảm cảm giác đói và thèm ăn.

Do vấn đề tuổi tác. Giảm cảm giác thèm ăn rất phổ biến ở người lớn tuổi do thay đổi theo nhu cầu năng lượng ở người lớn tuổi, vị giác hoặc khứu giác.

Bạn có vấn đề về tuyến giáp. Mất cảm giác thèm ăn có thể là dấu hiệu của suy giáp hoặc giảm chức năng tuyến giáp.

Trong thời kỳ kinh nguyệt. Hormone estrogen của nữ tăng trong thời kỳ rụng trứng có thể làm giảm sự thèm .

Nhiễm các bệnh mãn tính như bệnh gan, suy tim, bệnh thận, HIV và ung thư đều có thể gây chán ăn.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.