Chọc ối có nguy hiểm không là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Vì dù nó là thủ thuật thường gặp khi xét nghiệm dị tật thai nhi nhưng vẫn sẽ có xác suất xảy ra. Vậy câu hỏi Chọc ối có nguy hiểm không được giải đáp ra sao? Mời các bạn cùng theo dõi những thông tin dưới đây.
Chọc ối là gì?
Chọc ối là việc bác sĩ lấy nước ối của mẹ ở thời điểm nhất định trong thai kỳ tiến hành làm xét nghiệm để xác định xem thai nhi có mắc phải những rối loạn di truyền hay đột biến nhiễm sắc thể gây ra dị tật hay không.
Không phải sản phụ nào cũng có chỉ định chọc ối. Chọc ối cũng như các phương pháp xác định dị tật thai nhi khác như sinh thiết gai nhay hay lấy máu cuống rồn bào thai được làm khi mẹ bầu có nguy cơ cao về các rối loạn di truyền nổi bật.
Chọc ối thường được tiến hành vào tuần 15 đến tuần 18 của thai kỳ.
Quy trình chọc ối
Quy trình thực hiện chọc ối như thế nào? Nó có thể tóm tắt cơ bản như sau:
Bước 1: Sản phụ sẽ vào phòng chuyên dụng, nằm theo tư thế bác sĩ hướng dẫn để siêu âm trước, xác định tư thế thai nhi lúc đó và xem xét tình trạng nhau thai. Khi xem trên màn hình siêu âm, bác sĩ sẽ xác định được vị trí để chọc ối an toàn.
Bước 2: Sau khi xác định vị trí an toàn chính xác, bác sĩ sẽ sát trùng da vị trí đó, tiêm thuốc tê liều lượng vừa đủ qua da.
Bước 3: Bác sĩ sẽ vừa siêu âm và dùng một kim tiêm chuyên dụng, chọc vào vị trí đã được khử trùng và tiêm tê ở bước 2, ống kim dài và mỏng sẽ xuyên qua tử cung lấy 15-30ml nước ối trong khoảng 30s mà ít gây đau đớn nhất.
Bước 4: Nước ối được lấy ra sẽ được đem đi xét nghiệm chẩn đoán cần thiết. Bác sĩ sẽ vệ sinh lại khu vực chọc ối, tiến hành siêu âm để kiểm tra thai nhi có bị ảnh hưởng gì sau khi chọc ối không. Nếu không vấn đề gì, mẹ có thể nghỉ ngơi rồi ra về. Quy trình chọc ối kết thúc.
Khi nào thai phụ cần thực hiện chọc ối?
Chọc ối vẫn có rủi ro và có yêu cầu về tay nghề bác sĩ nên không được chỉ định phổ biến. Nó sẽ được áp dụng với những thai phụ có nguy cơ rối loạn di truyền cao như:
- Mẹ bầu trên 40 tuổi.
- Bản thân người mẹ hoặc bố có bệnh lý di truyền.
- Người trong gia đình của thai nhi, đặc biệt là bố mẹ và họ hàng gần mắc các hội chứng về rối loạn di truyền.
- Kết quả xét nghiệm sàng lọc trên huyết thanh hoặc hình ảnh siêu âm thai nhi có dấu hiệu bất thường
Chọc ối có nguy hiểm không? Chốc ối có đau không?
Chọc ối có nguy hiểm không? là câu hỏi rất khó trả lời. Về bản chất, chọc ối là một thủ thuật xâm lấn nên chắc chắn nó sẽ có những rủi ro nhất định vì nó phụ thuộc rất lớn vào điều kiện cơ sở vật chất, tay nghề bác sĩ và cơ địa người mẹ. Nhưng với trình độ phát triển y khoa hiện nay, chọc ối cũng là một phương pháp xác định di tật thai nhi chính xác và vẫn được áp dụng phổ biến hiện nay.
Chọc ối thường cảm nhận của thai phụ là bình thường, không cảm giác (do đã được tiêm thuốc tê). Tuy nhiên, có tỉ lệ nhỏ ghi nhận là có cảm giác hơi đau nhói lúc kim tiêm chọc ối và bị khó chịu vùng bụng sau đó vài giờ. Sang ngày hôm sau, thai phụ không còn cảm giác đau, khó chịu làm phiền nữa.
Tuy nhiên, nó vẫn có rủi ro tai biến số ít bao gồm gây ra thai lưu, sảy thai, vỡ ối và nhiễm trùng. Những nguy cơ này do sự kết hợp cả về cơ địa người mẹ, vị trí chọc ối, tư thế nằm của thai nhi và trình độ bác sĩ làm thủ thuật. Theo các nghiên cứu gần đây, nguy cơ xảy ra sảy thai khi chọc ối là 1/500 (có nghĩa là cứ 500 sản phụ thực hiện chọc ối sẽ có 1 người bị sảy thai ngoài ý muốn). Hay nói cách khác, tỉ lệ sảy thai do chọc ối dưới 1% và còn thấp hơn nếu được làm tại các cơ sở có trang thiết bị y tế đầy đủ, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.
Một số biến chứng không phổ biến khác của chọc ối là gây vết thương cho em bé hoặc mẹ, nhiễm trùng và sinh non nhưng với tỉ lệ rất thấp.
Nhìn chung, chọc ối là thủ thuật phổ biến và quen thuộc với các bác sĩ. Trước khi chỉ định chọc ối, các bác sĩ cũng đã căn cứ trên hình ảnh siêu âm, xét nghiệm máu, sức khỏe sản phụ, hỏi về những yếu tố di truyền bệnh lý của sản phụ để đưa ra chỉ định.
Trước khi tiến hành chọc ối, bản thân mẹ bầu cũng nên tìm hiểu xem Chọc ối có nguy hiểm không để cân nhắc các rủi ro có thể gặp phải. Nếu có chỉ định này, mẹ bầu nên trao đổi rõ ràng và nghe tư vấn bác sĩ để ra quyết định đúng đắn, chính xác nhất.
Trên đây là bài viết Chọc ối có nguy hiểm không? Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác mục sức khỏe Tobitu như là:
- 11 triệu chứng bệnh tuyến giáp
- Quan hệ xong đi tiểu có khả năng mang thai không?
- Có kinh sớm sau sinh có tốt không?
Bài viết mới nhất
Lời bài hát Tell ur Mom 2| Em biết đó là yêu khi em tỏ ra vẻ yêu kiều
12 thực phẩm no lâu thích hợp giảm cân
Lời chúc 20/11 cho thầy cô giáo cũ
3 công thức chè xoài thơm ngọt cực hấp dẫn ngày hè
Code Tiệm Lẩu Đường Hạnh Phúc mới nhất
Phương pháp rửa mặt 4-2-4 của người Nhật là gì?
5 lợi ích của Melatonin và các thực phẩm giàu melatonin
8 mẹo sống còn cứu sống bạn trong gang tấc
Cách uống cà phê như nào là đúng?
5 cách giảm cân khi ngủ rất đơn giản