Bạn đã bao giờ rơi vào tình trạng cáu gắt và la mắng con khi con không nghe lời? Bạn đã bao giờ nói mãi mà con không chịu nghe và thậm chí còn phớt lờ lời nói của bạn? Hay thậm chí là con ăn vạ, cáu giận với bố mẹ? Nếu bạn đang gặp những vấn đề trên, thì hãy thử 9 mẹo tâm lý để trẻ nghe lời dưới đây.
1. Thu hút sự chú ý của trẻ- Mẹo tâm lý để trẻ nghe lời
Trẻ con thường bị cuốn hút bởi một trò chơi hoặc một cuộc chiến, do đó,chúng có thể la hét hoặc không để ý lời cha mẹ. Khi đó, hãy ngồi xuống hoặc cúi xuống ngang mặt con, đặt tay nhẹ nhàng lên vai trẻ. Sự gần gũi sẽ giúp trẻ có thể tập trung vào những điều bạn nói.
2. Thì thầm với con
Đôi khi la hét mang lại kết quả nhanh, nhưng khi đã quá quen với tiếng la hét, trẻ sẽ chai lì. Đó là lý do tại sao nếu con bạn la hét trong phòng và nghịch ngợm, hãy cố gắng thì thầm với chúng. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với trẻ nhỏ, nó cũng có tác dụng tốt đối với thanh thiếu niên và người lớn.
3. Tạo cơ hội để trẻ chủ động
Hãy sử dụng câu “khi nào con … thì con sẽ được…” khi nói chuyện với trẻ. Nó sẽ giúp trẻ có cảm giác chúng có thể kiểm soát tình hình và đưa ra quyết định để đạt được một kết quả tích cực.
4. Chú ý đến lượng thông tin truyền đạt
Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh, não bộ của trẻ dưới 7 tuổi có thể lưu trữ không quá 1-2 phần thông tin, trẻ lớn hơn và người lớn lưu trữ tối đa 3-5 thông tin. Đó là lý do tại sao hãy cố gắng truyền đạt tất cả những điều quan trọng mà bạn muốn nói bằng 1 hoặc 2 cụm từ ngắn.
5. Hãy kiên nhẫn
Nếu con phớt lờ, có lẽ bạn đã thường xuyên lớn tiếng hoặc hay cằn nhằn. Đừng làm điều đó vì nó khiến trẻ thấy mình kém cỏi, bị cha mẹ thao túng nên muốn tạo khoảng cách…Thay vì bực bội khi con cả trăm lần không dọn đĩa sau ăn, hãy khen ngợi trẻ vì một việc làm đúng. Nếu bạn muốn trẻ làm điều gì, hãy kiên nhẫn hướng dẫn và giải thích các hậu quả.
6. Giải thích hành vi của con
Khi trẻ có hành vi không đúng, bạn chỉ cần giải thích rằng hành động của con ảnh hưởng đến mọi người và động vật xung quanh như thế nào. Điều này sẽ giúp con học cách đồng cảm với người khác nhanh hơn.
7. Học cách lắng nghe
Cha mẹ nên học cách lắng nghe con cái. Điều này tạo thành nền tảng của sự tin tưởng giữa hai người, làm cho đứa trẻ cảm thấy được hiểu và chúng sẽ sẵn sàng lắng nghe bạn phản hồi hơn.
8. Khiến con tự suy nghĩ
Thay vì lặp đi lặp lại các quy tắc an toàn với con hàng nghìn lần,hãy để trẻ tự suy nghĩ. Hỏi con một câu về những gì nên làm trong một tình huống nhất định hoặc cách trẻ nhìn nhận một vấn đề.Cách làm này giúp trẻ ghi nhớ quy tắc tốt hơn và bạn cũng không bị biến thành con vẹt, suốt ngày phải nhắc nhở con.
9. Yêu cả những điểm không hoàn hảo của con
Hãy dừng mắng trẻ chỉ vì chúng ngoáy mũi hoặc la hét ở nơi công cộng. Hãy dừng cảm thấy xấu hổ khi nghĩ người xung quanh đánh giá mình nuôi dạy con không tốt. Đó là vấn đề của chính bản thân bạn.
Để học cách chấp nhận con, trước hết, cha mẹ cần chấp nhận chính mình. Dù con chưa hoàn hảo, bạn không nhất thiết phải uốn nắn chúng, hãy yêu tất cả những gì không hoàn hảo ở trẻ. Con chỉ lắng nghe nếu cảm nhận sự ủng hộ của cha mẹ.
Nguồn: Brightside
15 bức tranh chân thật về mẹ bỉm sữa
Bài viết mới nhất
Biến hóa thật phong cách 8 món đồ cũ với cách phối mới
7 thực phẩm nhiều đường hơn bạn nghĩ
Tết 2022 vào ngày nào?
Bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh, nên hay không?
6 lý do bạn nên bỏ thói quen ấn nút snooze mỗi sáng
2 cách làm mứt cà rốt đơn giản cho ngày Tết
13 thói quen tăng cân chóng mặt cần chú ý
Code Thần Thú Đại Chiến 2022 mới nhất
7 mẹo se khít lỗ chân lông từ các chuyên gia
Năm 2023 có 2 tháng 2 phải không?