Mâm ngũ quả Tết là phong tục truyền thống của nước ta có từ thời xa xưa khi mỗi gia đình sửa soạn, bày biện bàn thờ cúng ông bà tổ tiên. Bày mâm ngũ quả sẽ theo tục lệ của từng vùng miền, chẳng hạn mâm ngũ quả miền Bắc bắt buộc phải có nải chuối, hay mâm ngũ của miền Nam thì có quả gì,… Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết tới bạn đọc về cách bày mâm ngũ quả theo 3 vùng miền.
Mâm ngũ quả miền Bắc
Mâm ngũ quả miền Bắc được bày theo thuyết ngũ hành với đầy đủ các màu tượng trưng cho 5 hành. Màu trắng tượng trưng cho hành Kim, màu xanh lá tượng trưng cho hành Mộc, Thủy là màu đen, hành Hỏa là màu đỏ và hành Thổ là màu vàng.
Vì vậy mâm ngũ quả miền Bắc sẽ có 5 màu với các loại quả đặc trưng như chuối xanh, bưởi, phật thủ, sung, hồng, quất cảnh, ớt, dứa,… Các loại quả sẽ cần bày xen kẽ nhau để tạo nên nét hài hòa về màu sắc. Điểm đặc biệt trong mâm ngũ quả của người Bắc không bao giờ thiếu chuối, tượng trưng cho sự đùm bọc của gia đình, thể hiện sự bình an.
Ngoài ra mỗi một loại quả cũng có những ý nghĩa khác:
- Quả bưởi, cam: Thể hiện cho phúc lộc và sự viên mãn.
- Quả phật thủ: Quả phật thủ ngoài ý nghĩa sự che chở thì còn là biểu tượng của chữ Lộc, mong một năm mới đón nhiều tài lộc.
- Quả táo: Thể hiện cho phú quý.
- Quả lựu: Thể hiện sự đông đúc, con đàn cháu đống.
- Quả quất, quýt: 2 loại quả này thể hiện cho sự tốt lành, sung túc.
Bày mâm ngũ quả miền Nam
Người dân miền Nam khi bày mâm ngũ quả sẽ theo châm ngôn Cầu sung vừa đủ xài với mong ước một năm sắp tới cầu gì được nấy, gia đình sung túc, tiền tài đủ xài. Vì vậy mâm ngũ quả miền Nam thường có 5 loại quả gồm mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra trong mâm ngũ quả người dân Nam bộ không thể thiếu trái thơm và cặp dưa hấu.
Bên cạnh những loại quả bắt buộc phải có trong mâm ngũ quả, thì người miền Nam không bao giờ bày biện một số loại quả sau, do cách phát âm đọc lái, chuối phát âm giống chúi thể hiện sự nguy khó, làm ăn không phất lên được; lê, táo giống lê lết, làm ăn dễ đổ bể, dễ thất bại hay cam, quýt mang ý nghĩa quýt làm cam chịu.
Bày mâm ngũ quả miền Trung
Mâm ngũ quả của người miền Trung không có nhiều quy tắc, cần phải dùng loại quả nào hay sắp xếp theo quy luật nào, mà thấy được sự giao thao giữa 2 vùng còn lại. Thường thì chúng ta sẽ thường thấy những quả dưới đây trên mâm ngũ quả của người dân miền Trung.
- Thanh long
- Chuối
- Dưa hấu
- Mãng cầu
- Dứa
- Sung
- Cam
- Quýt
Cách chọn các loại quả cho mâm ngũ quả Tết
Mâm ngũ quả dù ở miền nào đi chăng nữa thì cần phải lựa chọn những quả tươi, còn cuống và lá để có thể để được nhiều ngày. Không nên rửa quả vì sẽ nhanh bị héo. Chúng ta có thể lấy khăn sạch, khô lau qua phần quả để loại bỏ bụi bẩn trước khi bày.
Bạn đọc có thể tham khảo cách chọn các loại quả dưới đây:
- Chọn chuối xanh: nên chọn nải có màu xanh đậm, quả căng bóng, cong đều. Không nên chọn những nải có màu xanh nhạt, có quả mềm, dập nát.
- Chọn bưởi: Chọn quả có màu vàng đẹp, dáng tròn đều. Một số gia đình còn chọn được bưởi còn cuống và lá xanh nhìn rất đẹp mắt.
- Chọn phật thủ: Chọn quả rắn chắc, nhiều ngón tay dài, móng nhọn và có vỏ tươi sáng, có mùi thơm (mùi chanh tươi).
- Chọn dưa hấu Tết: chọn quả cuống nhỏ, héo khô lại; núm dưa tròn đều, hơi lõm; vỏ căng tròn, sọc đen nổi rõ; phần bên dưới càng bé, càng lõm sâu thì dưa càng ngọt.
- Cách chọn xoài: chọn quả tươi, có màu vàng đẹp, cầm chắc tay, da căng bóng không bị sần hoặc bầm dập.
- Cách chọn trái thơm: chọn quả màu vàng sẫm hoặc cam nhạt, lá xanh, có độ cứng vừa phải.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
Code Reaper 2 mới nhất, cách nhập code Reaper 2
7 thói quen dưỡng da của người Trung Quốc
Status xin lỗi bạn gái thành công 100%
2 cách làm sấu ngâm mắm tỏi ớt cực ngon
Ngày xuất hành Tết 2023, ngày giờ xuất hành Tết Qúy Mão
4 dấu hiệu của việc đánh răng quá kỹ
Lời bài hát Butter – BTS
13 thói quen tăng cân chóng mặt cần chú ý
Cau lại buồng là gì? Lá trầu 2 ngọn là gì? Ý nghĩa cau lại buồng, trầu 2 ngọn
6 dấu hiệu viêm tai cần phải chú ý