Bấm lỗ tai cho trẻ là việc bình thường và rất đơn giản ở mỗi gia đình. Thậm chí nhiều gia đình còn bấm lỗ tai cho trẻ khi chỉ 3, 4 tháng tuổi với suy nghĩ bấm lỗ tai khi nhỏ sẽ không đau bằng khi lớn, hoặc muốn “làm đẹp” cho các bé. Tuy nhiên theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì việc xỏ lỗ tai cho bé khi còn nhỏ cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Tobitu.com sẽ giúp cha mẹ có những thông tin cần thiết trước khi quyết định bấm lỗ tai cho trẻ.
Trẻ có thể tự làm đau bản thân
Khi bấm lỗ tai cho bé thì vùng da đó sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều. Với những bé còn quá nhỏ khoảng 3- 4 tháng hay thậm chí 6 tháng vẫn chưa ý thức được và vô tình chạm vào phần lỗ tai mới bấm. Điều này sẽ khiến vùng da bị tổn thương hơn.
Cha mẹ đang áp đặt suy nghĩ cho con
Việc bấm lỗ tai cho trẻ hoàn toàn được thực hiện theo quyết định của cha mẹ. Nhưng liệu bạn có chắc rằng các bé sẽ thích xổ lỗ tai khi lớn lên hay không. Việc bấm lỗ tai ở mọi lứa tuổi về cơ bản đều tạo nên những kiểu tổn thương vùng tai như nhau. Vì thế cha mẹ hãy để trẻ tự quyền quyết định việc bấm lỗ tai khi chúng đủ nhận thức và có thể tự chăm sóc vùng lỗ tai sau khi bấm.
Để lại sẹo trên tai
Nhiều trường hợp bấm lỗ tai lưu lại sẹo, hay tạo thành lỗ nhỏ trên vùng bấm nếu sau này trẻ không muốn dùng khuyên tai nữa khi lớn lên. Theo một vài nghiên cứu cho thấy sẹo lỗ dễ xảy ra khi xỏ khuyên tai cho trẻ sơ sinh, vì vậy nên chọn bấm cho trẻ tốt nhất trong khoảng trước 11 tuổi.
Bấm lỗ tai dễ bị nhiễm trùng
Dù thực hiện các quy trình khử trùng dụng cụ thì việc bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng rất cao nếu không được chăm sóc đúng cách. Khi đó tình trạng sưng đỏ, chảy mủ sẽ xuất hiện nhiều hơn nếu không chăm sóc đúng cách và từ đó dẫn tới tình sẹo sau này.
Bấm lỗ tai khi trẻ được bao tuổi?
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ thì nên đợi trẻ đủ lớn có thể tự chăm sóc bản thân và lỗ tai sau khi bấm, hạn chế việc chạm vào lỗ tai dẫn tới trình trạng viêm nhiễm. Cha mẹ cũng cần phải theo dõi trẻ và hướng dẫn trẻ từng bước chăm sóc cần thiết.
Phải làm gì khi có dấu hiệu nhiễm trùng lỗ bấm?
Ngay sau khi trẻ được bấm khuyên tai thì cha mẹ cần phải chú ý đến lỗ bấm và vệ sinh cẩn thận. Dùng miếng bông hoặc dùng bông ngoáy tai tẩm thuốc mỡ khoáng sinh rồi bôi nhẹ nhàng vào vùng lỗ tai xỏ khuyên. Nên xoay nhẹ nhàng bông tai 2 lần mỗi ngày, dùng nước muối sinh lý tẩm nhẹ vào lỗ bấm. Không nên tháo bông tai trong vòng 6 tuần đầu từ khi bấm.
Khi nhận thấy vùng bấm khuyên có hiện tượng như đỏ, sưng tấy, có mủ thì trước hết làm sạch lỗ khuyên bằng nước muối sinh lý để làm sạch vùng khuyên bấm. Nếu 1 ngày sau tình trạng của trẻ không thuyên giảm thì nên đưa tới bác sỹ nhi khoa.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
9 mẹo tâm lý để trẻ nghe lời
Lời bài hát Butter – BTS
Mùng 1 quên thắp hương có sao không?
10 loại cây hút ẩm cho ngôi nhà, thanh lọc không khí
Kiêng giặt quần áo Mùng 1 Tết 2022 không?
9 mẹo cải thiện ngoại hình để tăng tự tin
Black Friday là gì? Black Friday 2021 là ngày nào?
Code Reaper 2 mới nhất, cách nhập code Reaper 2
Giáng sinh 2021 ngày mấy?
7 thói quen gây mất ngủ mà bạn không ngờ tới