Rút hương cắm lại có sao không? Giải đáp 2022

Rút hương cắm lại có sao không, rút hương cắm lại có phạm gì không là những nguyên tắc thắp hương mà bất kỳ ai cũng phải biết. Thắp hương là một trong những phong tục tập quán cổ truyền có từ ngàn đời xưa của ông cha ta và được truyền cho tới ngày nay và cho những đời sau này. Vậy nếu rút hương cắm lại có sao không?

Rút hương cắm lại có sao không?

Phong tục cổ truyền thắp hương, cắm hương là phong tục đẹp của đất nước ta để thể hiện sự kính trọng với ông bà tổ tiên, các vị thần linh, thánh thần hay các vị Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng trong chùa, đình hay miếu. Và khi bạn thắp hương tại ban thờ gia tiên, ban thờ thần tài hoặc thắp hương tại các nơi thờ tự khác thì cũng sẽ có những nguyên tắc chung mà mỗi người cần chú ý.

Khi châm hương và cắm cây hương vào lư hương hay bát hương, thắp hương thì thao tác phải dứt khoát, cắm cây hương vào bát hương và không được phép nhấc lên cắm lại.

Như vậy bạn không được phép rút hương cắm lại vì sẽ phạm vào những điều cấm kỵ khi thắp hương.

Rút hương cắm lại có sao không?
Nguyên tắc cắm hương không rút ra

Tại sao không được rút hương cắm lại?

Như đã nói, khi cắm hương thì thao tác phải dứt khoát, không nhấc hương lên rồi chọn chỗ, hoặc chỉnh hướng và cắm xuống. Khi thắp hương phải cắm thẳng, không được để xiêu vẹo.

Trong trường hợp khi thắp hương mà cây hương bị tắt, tuyệt đối không được rút hương cắm lại để châm lửa. Cây hương khi đã được cắm vào bát hương thì sẽ phải để nguyên, không nhấc lên dịch chuyển.

Việc rút hương cắm lại sẽ sai so với những nguyên tắc thắp hương, phạm vào điều đại kỵ khi thắp hương ở ban thờ gia tiên hay ở bất kỳ nơi thờ cúng nào.

Thắp hương là phong tục thể hiện sự kính trọng, biết ơn với ông bà tổ tiên, các vị thần linh, các vị Phật. Nếu bạn rút hương cắm lại sẽ vô tình phạm tới ông bà tổ tiên, các vị thần linh và sai những quy tắc khi thắp hương.

Nếu hương thắp bị tắt, hay hương không cháy thì chỉ cần dùng bật lửa châm lại hương vẫn đang cắm trong bát hương là được, không rút hương để châm rồi cắm lại. Nếu hương cháy dở đã lâu thì không cần thắp lại cũng được.

Tại sao không rút hương cắm lại?
Không được rút hương cắm lại

Rút hương như nào mới đúng?

Tục rút hương sẽ chỉ được thực hiện vào ngày dịp cuối năm, khi thực hiện nghi lễ tỉa chân nhang sau một năm. Nghi lễ rút chân nhang sẽ thực hiện vào trước ngày 23 tháng Chạp âm lịch và chỉ trong dịp này thì gia chủ mới được phép rút hương để bao sái lại bát hương vào dịp cuối năm.

Và nghi lễ rút hương, tỉa chân hương cuối năm cũng sẽ có một vài nguyên tắc nhất định. Chân hương sau khi rút khỏi bát hương sẽ mang đi hóa, và chỉ để lại một vài chân hương theo số lẻ trong bát hương mà thôi.

Rút chân hương khi nào?
Khi nào được phép rút chân hương

Cũng tuyệt đối không được rút hương khỏi toàn bộ bát hương rồi chọn vài chân nhang cắm lại bát hương, hay đốt lại hương. Khi rút tỉa chân nhang xong phải thắp hương mới để báo cáo với ông bà tổ tiên.

Đây đều là những quy tắc cơ bản và cần biết của mỗi gia đình khi thắp hương, hay phải nắm rõ có được rút hương cắm lại không để không phạm vào những điều đại kỵ thắp hương.

Cách rút chân hương đúng cách

Nếu không may thắp hương mà hương không cháy hoặc cắm nó ngả nghiêng thì các bạn cũng không nên rút hương cắm lại mà cứ để nguyên vậy. Đợi đến ngày cuối năm, khi tiến hành tỉa chân hương sẽ tiện thể rút những chân hương đó ra theo.

Khi rút chân hương, tối kỵ rút chân hương theo từng nắm rồi cầm bát hương đổ tro bừa bãi ra ngoài. Bởi người xưa quan niệm như vậy sẽ “tán tài”. Cần lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế. Chân hương tỉa ra thường đốt rồi đem tro thả xuống sông, hồ hoặc hòa nước bón cây chứ không nên vứt lung tung vừa phạm lại gây ô nhiễm môi trường.

Xem thêm:

One thought on “Rút hương cắm lại có sao không? Giải đáp 2022

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.