Đến tháng có được lau dọn ban thờ không là một trong những câu hỏi nằm trong những điều đại kỵ khi thắp hương cũng như lau dọn ban thờ. Theo phong tục cổ truyền, khi thắp hương sẽ có những quy tắc riêng, bao gồm bước lau bàn thờ, bao sái bát hương. Từng thao tác, từng quy trình sẽ đều có những quy tắc và điều kỵ nhất định mà mọi người sẽ đều phải chú ý. Vậy nếu khi đến tháng có được lau dọn ban thờ không?
Đến tháng có được lau dọn ban thờ không?
Theo những quy định và phong tục trong thắp hương thì trước khi thắp hương, đặc biệt vào tuần Rằm mùng Một thì phải lau dọn ban thờ.
Quy trình lau dọn ban thờ cũng có nhiều điều cần chú ý, cũng quan trọng như khi chúng ta thắp hương. Người lau dọn ban thờ không nhất thiết phải là đàn ông trong gia đình, có thể là phụ nữ nếu gia đình neo người, hoặc tùy theo văn hóa phong tục của mỗi gia đình. Tuy nhiên, người lau dọn ban thờ phải chú ý phong thái của bản thân trước khi lau dọn ban thờ.
Người lau dọn ban thờ phải mặc quần áo gọn gàng, tươm tất, thân thể sạch sẽ. Vì vậy những ai đến tháng sẽ không được lau dọn ban thờ, tránh phạm phải những điều kỵ trong nghi lễ lau dọn ban thờ quan trọng trước khi thắp hương.
Đây cũng là quy tắc quan trọng khi làm lễ cúng Ông Công Ông Táo, 22 tháng Chạp hàng năm hay tuần Rằm mùng Một hàng tháng. Một số gia đình trước khi lau dọn ban thờ, chẳng hạn vào những dịp quan trọng, đặc biệt sẽ thắp hương để báo cáo với ông bà tổ tiên, xin phép lau dọn ban thờ trước khi vào khóa lễ. Hoặc khi rút tỉa chân nhang cuối năm cũng sẽ cần thắp hương để xin phép tổ tiên, báo cáo với ông bà.
Vì thế nếu đến tháng không được lau dọn ban thờ và cũng không được thắp hương. Đây đều là những quy tắc của ông bà ta từ thời xưa nhắc nhở con cháu tời ngày nay.
Những quy tắc lau dọn ban thờ
Ban thờ là nơi thờ cúng tổ tiên, là nơi trang trọng và nghiêm trang nhất trong mỗi gia đình. Mọi phong tục, nghi lễ khi thực hiện sẽ đều phải chuẩn mực và theo những quy tắc nhất định, không được phép sai lầm nhất là phạm vào những điều kỵ.
Lau dọn ban thờ cũng là một trong những nghi lễ rất quan trọng trước khi gia chủ thắp hương. Cho nên người lau dọn ban thờ cũng phải chú ý tới nhiều vấn đề, những điều kỵ trong khi lau dọn ban thờ để tránh phạm. Ngoài quy tắc đến tháng không được lau dọn ban thờ, thì cũng có một số những quy tắc khác,
Dùng khăn sạch lau dọn ban thờ
Phải chuẩn bị sẵn 1 khăn sạch chỉ dùng lau dọn ban thờ, lau đồ cúng lễ như bát đũa và chỉ dùng cho việc thờ cúng. Khăn sạch này dùng xong phải giặt sạch và phơi riêng một chỗ để dùng cho sau này.
Trong khi lau ban thờ có thể dùng nước sạch bình thường, hoặc dùng nước ngũ vị hương bán ở các cửa hàng thờ cúng để lau dọn ban thờ.
Không xê dịch bát hương khi lau dọn ban thờ
Đây là điều tuyệt đối cấm kỵ khi lau dọn ban thờ. Bát hương được đặt vị trí nào thì phải để nguyên vị trí đó, không được phép dịch chuyển. Việc xê dịch bát hương chỉ được thực hiện khi gia đình có công việc đại sự như thay bát hương, làm lại ban thờ gia tiên. Và trước khi xê dịch hoặc thay đổi bát hương cũng phải có lời khấn để báo cáo với ông bà tổ tiên.
Lau tượng Phật trước tiên
Nếu gia đình có thờ Phật thì sẽ phải lau tượng Phật trước tiên. Sau đó giặt khăn, lấy nước mới rồi mới được lau dọn bài vị tổ tiên hoặc lau dọn bát hương của gia tiên. Thần Phật luôn ở ngôi vị cao hơn gia tiên nên phải nhớ lau dọn tượng Phật rồi mới đến gia tiên, và khi thắp hương cũng tương tự.
Như vậy bạn đã có câu trả lời cho việc đến tháng có được lau dọn ban thờ không. Ngoài ra cũng có một vài chú ý khi thực hiện nghi lễ lau dọn ban thờ mà mỗi gia đình cần biết.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
3 công thức chè xoài thơm ngọt cực hấp dẫn ngày hè
9 mẹo đi giày để bạn thoải mái hơn
Tư thế ngủ như nào tốt cho sức khỏe?
Năm 2023 có 2 tháng 2 phải không?
Văn khấn cúng tổ nghề Makeup hay, ý nghĩa 2022
2 cách làm mứt cà rốt đơn giản cho ngày Tết
Xóa nếp nhăn quanh mắt chỉ với 1 phút massage
Bí ẩn đằng sau những bức tranh nổi tiếng
Lời bài hát LayLaLay – Jack97| LayLaLay Jack
10 thực phẩm tốt cho người viêm xoang