Nghi lễ thả cá chép cúng ông Công ông Táo vào tháng Chạp hàng năm là truyền thống có từ lâu đời của ông cha ta và là lễ quan trọng cuối năm trước khi đón Tết Nguyên Đán. Và cách thả cá chép cúng ông Công, ông Táo cũng rất quan trọng, nhưng thực tế nhiều gia đình lại chưa biết cách thực hiện đúng nhất, chuẩn nhất. Vậy những lưu ý khi thả cá chép cúng ông Công, ông Táo là gì?
Thả cá chép cúng ông Công, ông Táo đúng nhất
Theo quan niệm dân gian, nghi lễ thả cá chép phải được thực hiện trước giờ Ngọ 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Khi thả cá chép cũng cần chú ý những nguyên tắc sau:
- Chọn những con cá chép khỏe, quẫy mạnh để cúng ông Công ông Táo.
- Thả cá chép ở khu vự ao, hồ nước sạch, không gian rộng và nước không được ô nhiễm
- Khi thả cá chép không đứng trên cao đổ xuống hay vứt cả túi cá xuống. Bạn cần chọn chỗ mép nước gần, an toàn sau đó từ từ nghiêng bát hoặc túi bóng để cá chép từ từ bơi theo dòng nước xuống ao hồ.
Sau khi cá đã xuống nước thì cần đợi xem cá đã bơi theo dòng nước hay chưa. Dọn dẹp sách túi bóng, không xả rác ra môi trường.
Thả cá chép cúng ông Công ông Táo cần 3 con?
Cá chép là loài vật không thể thiếu trong nghi lễ cúng ông Công ông Táo. Theo quan niệm cá chép hóa rồng, khi cúng cá chép sẽ hóa rồng để đưa các Táo lên trầu trời, tâu với Ngọc Hoàng 1 năm qua gia đình gia chủ như nào. Cá chép đã trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc ta từ xưa và nghi lễ thả cá chép cũng thể hiện lòng từ bi của dân tộc ta, phóng sinh các loài động vật về với môi trường sống.
Và khi cúng cá chép thì bắt buộc phải cúng 3 chú cá chép. Nghi lễ này bắt nguồn từ sự tích vợ chồng Thị Nhi, Trọng Cao và Phạm Lang. Người vợ Thị Nhi sau khi bị người chồng Trọng Cao ruồng bỏ đã rời khỏi và gặp được Phạm Lang giúp đỡ khi lang thang trên đường. Sau này họ kết thành vợ chồng. Trọng Cao đã ân hận và đi tìm vợ ngày này qua tháng nọ. Một hôm Trọng Cao đến ăn xin đúng nhà của Thị Nhi và Phan Lang. Thương tình nghĩa xưa kia, Thị Nhi đã mời Trọng Cao vào nhà. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về và Thị đã giấu Trọng Cao dưới đống rạ sau vườn.
Phan Lang đêm hôm đó đã nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thị Nhi thấy vậy vội lao vào cứu Trọng Cao, Phan Lang thương vợ cũng nhảy vào đống lửa.
Thượng đế thương tình nghĩa của 3 người nên đã phong cho làm làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo quân, giao cho người chồng mới làm Thổ công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ làm Thổ địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ làm Thổ kỳ trông coi việc chợ búa. Vì vậy nghi lễ cúng Táo quân với 3 chú cá chép bắt nguồn từ sự tích này.
Lễ cúng ông Công ông Táo
Mâm cơm cúng ông Công ông Táo ở mỗi gia đình sẽ khác nhau, tùy thuộc vào truyền thống gia đình và khả năng nhưng bắt buộc phải có những lễ vật chính:
- Ba bộ mũ áo gồm hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Mỗi Táo quân cần thêm hia, hài.
- Cá chép sống để các ông và các bà Táo có phương tiện về chầu trời.
- 1 mâm cỗ mặn, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng
Tùy vào từng gia đình, ngoài những lễ vật chính trên thì gia chủ có thể thêm lễ mặn với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng… hay lễ chay để tiễn Táo công.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
Lời bài hát Răng Khôn – Phí Phương Anh x Rin9
Cách thả cá chép cúng ông Công ông Táo 2021
7 cách làm tóc chắc khỏe bạn không nên bỏ qua
Năm nay có 30 tết không 2023? 30 Tết là ngày mấy Dương lịch?
Tin nhắn xin lỗi bạn gái thành công
Cách chữa ngủ ngáy đơn giản
6 cách chăm sóc da tay khô tại nhà
3 công thức nước ép tốt cho gan
2 cách làm nộm gà chống ngán mùa hè
Sáng chưng hay sáng trưng, từ nào đúng chính tả?