Những động tác yoga tốt cho kỳ kinh nguyệt sẽ giúp bạn nữ hạn chế được những cơn đau, giúp thư giãn gân cốt khi mà chúng ta không thể tập thể dục với cường độ mạnh như ngày bình thường. 14 động tác yoga này sẽ giảm bớt phần nào những triệu chứng đau bụng kinh mà hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải. Dưới đây là 14 động tác yago tốt cho kỳ kinh nguyệt.
Động tác 1: Tư thế đứa trẻ
Đây là một tư thế nhẹ nhàng và rất phù hợp khi tới kỳ kinh nguyệt. Sự biến đổi tư thế dang rộng chân không chỉ giúp thư giãn hông, đùi và vùng lưng dưới mà còn giúp thư giãn tâm trí của bạn.
Trước hết bạn quỳ xuống rồi ngồi lên hai chân. Điều chỉnh 2 ngón chân trái chạm nhau và mở rộng đầu gối.
Cúi gập người về phía trước rồi từ từ hạ thấp cơ thể, đồng thời thở ra từ từ và đầu chạm vào thảm tập, hai tay bắt đầu duỗi căng về phía trước.
Động tác 2: Tư thế nhân sư
Động tác 2 sẽ nhẹ nhàng kéo căng cơ lưng giúp giảm đau lưng, thường xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt.
Nằm sấp trên thảm tập, hai chân duỗi thẳng và xòe rộng các ngón chân thật thoải mái. Sau đó, đặt khuỷu tay dưới vai, 2 cẳng tay đặt trên sàn và song song với nhau. Các ngón tay hướng thẳng về phía trước.
Hít vào rồi nâng đầu và ngực lên, khuỷu tay ôm vào hai bên đồng thời lưng cong để làm giãn cơ lưng.
Động tác 3: Tư thế lạc đà
Tư thế này sẽ kéo người bạn về đằng sau, có tác dụng giảm các cơn đau bụng kinh nguyệt, những cơn co thắt và tăng lượng máu tới tử cung.
Ngồi lên hai chân rồi đứng bằng 2 đầu gối, tay đặt cạnh hông. Đầu gối mở rộng bằng vai, mu bàn chân chạm sàn. Hít bụng và uốn lưng về phía sau để dần dần kéo căng cơ bụng. Từ từ nắm lấy 2 gót chân và giữ thẳng tay.
Động tác 4: Tư thế ngồi xếp cánh bướm
Tư thế xếp cánh bướm này có đặc điểm đó là bạn phải mở rộng hông, như vậy sẽ giúp khu vực xương chậu không còn cảm giác đau trong kỳ kinh. Động tác này sẽ làm giảm nhanh các cơn đau và sự khó chịu trong kỳ kinh.
Duỗi thẳng chân để trước mặt, sau đó gập đầu gối và từ từ đưa 2 lòng bàn chân lại với nhau. Đặt tay lên chân và từ từ thả lỏng đầu gối chạm gần xuống mặt sàn.
Động tác 5: Tư thế đầu gối
Tư thế này sẽ kéo giãn cột sống, cơ gân kheo và háng từ đó giảm đi cường độ đau bụng cũng như đau đầu khi đến tháng.
Ngồi trên thảm tập 2 chân dang rộng, sau đó gập 1 đầu gối. Tiếp đến mở rộng cánh tay và chạm vào gót chân còn lại. Xoay người quay về phía chân duỗi thẳng rồi từ từ hạ đầu xuống chạm vào đầu gối. Thực hiện lần lượt động tác trên với chân còn lại.
Động tác 6: Tư thế ngồi vặn nửa cột sống
Tư thế vặn người sẽ thúc đẩy quá trình tiêu hóa, cũng giúp thư giãn cột sống, giảm cơn đau lưng khi tới kỳ kinh nguyệt.
Bạn ngồi thẳng lưng và mở rộng hai chân bằng vai. Gập 1 bên đầu gối phải và vắt chéo chân phải qua chân trái. Mở rộng tay và đặt tay phải lần trên mặt thảm rồi vặn người. Để khuỷu tay còn lại lên đầu gối rồi giữ trong vòng vài giây sau đó đổi tư thế với bên còn lại.
Động tác 7: Tư thế chim bồ câu
Tư thế này sẽ mở rộng hông, kích thích cơ vùng bụng từ đó giúp thư giãn cơ, giảm chứng đau bụng.
Đầu tiên bạn gập đầu gối phải và đưa chân về phía trước đồng thời duỗi thẳng chân trái, gót chân trái hướng lên trên. Tiếp đến dựng thẳng người và mở rộng lồng ngực, ngón tay chống xuống mặt sàn. Thực hiện lặp lại với chân trái. Đây là tư thế cơ bản trong tư thế chim bồ câu.
Động tác 8: Tư thế ngồi xổm
Tư thế ngồi xổm rất tốt cho các cơ quan nội tạng, phần lưng dưới và tư thế của bạn. Bạn có thể tập động tác này thường xuyên để thanh lọc cơ thể và thư giãn vùng lưng.
Đứng hai chân rộng bằng vai rồi gập đầu gối, từ từ ngồi xổm xuống. Đưa 2 lòng bàn tay chạm vào nhau rồi đặt 2 khuỷu tay lên trên 2 đầu gối.
Động tác 9: Tư thế thòng lọng
Tư thế thòng lọng giúp mở rộng ngực và vai, giảm đau phần lưng, vai và cổ. Bạn có thể tập động tác này ngay cả trong thời kỳ kinh nguyệt.
Đầu tiên bạn từ từ ngồi xổm và thả lỏng phần vai, 2 tay buông xuôi. Sau đó vặn mình sang bên phải và đan hai tay ra đằng sau lưng, rồi móc cánh tay trái qua đầu gối. Để nguyên tư thế này trong một vài giây rồi đổi lại sang phía còn lại.
Động tác 10: Tư thế con mèo-con bò
Kiểu phối hợp tư thế con mèo, con bò này trong yoga sẽ kéo căng phần cơ bụng và cơ lưng của bạn, siết lại vùng bụng từ đó giảm đau bụng khi tới kỳ.
Bạn chống người bằng cẳng tay và đầu gối lên mặt thảm. Điều chỉnh để 2 bàn tay thẳng hàng ngay dưới vai và 2 đầu gối thẳng hàng ngay dưới hông. Kéo giãn cổ và nhìn xuống, đồng thời hạ bụng xuống và hít vào, mông nhô lên. Tiếp đến thở ra và hóp bụng vào, cúi đồng xuống và đưa ánh mắt xuống dưới rốn.
Động tác 11: Tư thế đứa trẻ hạnh phúc
Tư thế này sẽ làm giảm áp lực lên phần hông và đùi, và cũng giảm được chứng đau cơ khi tới kỳ.
Bạn nằm ngửa ra sàn rồi co đầu gối về phía trước ngực và dựng thẳng 1 góc 90 độ, rồi dùng 2 ngón tay nắm lấy các ngón chân cái. Nhẹ nhàng tách 2 đầu gối và kéo sang 2 bên, đồng thời bạn thả lỏng hông để đầu gối di chuyển tới phần ngực.
Động tác 12: Tư thế nâng cao chân
Khi nâng cao chân thì lực sẽ tập trung vào phần thắt lưng và vùng cơ xương chậu. Điều này sẽ làm săn chắc cơ bụng và vùng đùi của bạn.
Chúng ta sẽ nằm ngửa rồi đặt 2 tay thẳng 2 bên mạn sườn. Dựng chân vuông góc rồi giữ nguyên tư thế trong vài giây.
Động tác 13: Tư thế cái cày
Về cơ bản khi bạn đang trong kỳ kinh nguyệt cần hạn chế thực hiện một số động tác lộn ngược. Tuy nhiên, với động tác cái cày này thì bạn cũng có thể thử nếu cơ thể cho phép thực hiện được, vì tư thế này sẽ giảm đau ở chân và lưng.
Chúng ta nằm ngửa rồi nâng cao 2 chân, sau đó từ từ hạ thấp chân về phía sau đầu của bạn. Hai tay đỡ phần hông với những người mới tập.
Động tác 14: Tư thế nữ thần
Động tác nữ thần trong yoga có tác dụng giảm đau bụng kinh nguyệt, kéo căng phần cơ đùi và cơ háng.
Chúng ta nằm ngửa ra sàn rồi gập đầu gối, đưa 2 lòng bàn chân sát vào nhau. Thả lỏng phần đầu gối và để 2 sang bên, cố gắng ép đầu gối xuống sàn. Để tay sang 2 bên hoặc đan vào nhau để lên bụng đều được.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
Lợi ích thức dậy sớm buổi sáng là gì?
7 cách giảm nếp nhăn ở cổ hiệu quả
7 mẹo kiềm chế cơn giận dữ của trẻ
3 cách trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà cực hiệu quả
8 mẹo giữ bình tĩnh trong nháy mắt
Lợi ích đi chân trần là gì?
7 sai lầm tập gym bạn cần phải biết
6 chế độ ăn chay mà bạn cần biết
Dừng ăn trứng có làm sao không?
Vị trí mụn mọc cho biết lối sống như nào?