Thực phẩm nhiều đường ngày nay đang được khuyến cáo nên hạn chế để tránh tình trạng béo phì ngày càng gia tăng, và giảm một số căn bệnh liên quan tới tiểu đường. Các chuyên gia đưa ra khuyến cáo phụ nữ chỉ nên tiêu thụ 24 gam đường mỗi ngày và nam giới là 36 gam.
Nhiều người vẫn thường nghĩ các thực phẩm chứa nhiều đường gồm bánh kẹo, nước ngọt, nước có gas. Tuy nhiên rất nhiều loại thực phẩm có hàm lượng đường cao hơn những gì bạn nghĩ. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 7 thực phẩm nhiều đường rất phổ biến mà bạn ít nghĩ tới.
Mục lục bài viết
Súp đóng hộp
Nhiều người nghĩ rằng lon súp đóng hộp chỉ chứa nước và các loại rau củ quả tốt cho sức khỏe, nhưng khi nhìn vào thông tin dinh dưỡng thì lại hoàn toàn khác. Súp đóng hộp cũng chứa khoảng 20 gam đường, gần bằng lượng đường khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ trong mỗi ngày.
Sữa chua ít béo
Những người ăn kiêng hoặc giảm cân thường chọn những thực phẩm ít chất béo, nhưng không phải tất cả loại thực phẩm đó đều thực sự tốt, đặc biệt là sữa chua. Một khẩu phần sữa chua nguyên chất béo có 4,7 gam đường, trong khi một khẩu phần sữa chua Hy Lạp ít béo có thể có tới 6 đến 12 gam đường. Việc tăng thêm đường cho các loại sữa chua ít béo có tác dụng giảm đi độ ngậy của chất béo có trong sữa chua. Nhiều loại sữa chua ít béo hay thêm các hương vị cũng chứa nhiều chất ngọt không tốt cho sức khỏe, như đường mía, hay siro.
Sốt salad không béo
Cũng như sữa chua ít béo, sốt trộn salad ít béo sẽ chứa ít calo hơn nhưng lại tăng lượng đường để làm tăng hương vị cho nước sốt này. 2 thìa sốt tương đương với 7 đến 10 gam đường. Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên tự làm nước sốt trộn salad tại nhà khi có thể điều chỉnh gia vị thêm vào sala, không chứa chất bảo quản hoặc các thành phần không lành mạnh khác. Chúng ta có thể thử loại nước sốt dầu giấm gồm dầu ô liu, giấm và ít muối hay hạt tiêu tùy theo khẩu vị ăn.
Tương cà
Tương cà là một trong những loại gia vị phổ biến và được nhiều người yêu thích, bao gồm cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên 1 thìa tương cá chứa khoảng 4 gam đường. Chưa kể trong tương cà còn có thêm lượng siro ngô chứa đường cao. Nếu kết hợp tương cà với đồ chiên rán, đồ ăn nhanh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ béo phì và bệnh tim mạch
Bơ đậu phộng
Bơ đậu phộng được dùng nhiều cho món ăn hay làm bánh. Thông thường những loại bơ đậu phộng tự nhiên sẽ không chứa đường hoặc chứa rất ít đường. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều loại bơ đậu phộng được chế biến khác đi khi có thêm đường, từ đó ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Một số loại bơ có thể chứa 8 gam đường nếu dùng 2 thìa bơ. Chính vì vậy các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên đọc nhãn thành phần khi chọn mua bơ đậu phộng để biết loại nào tự nhiên và tốt cho sức khỏe.
Khoai tây chiên
Nhiều người nghĩ rằng khoai tây chiên chỉ chứa muối nhưng thực tế lượng đường chiếm khoảng 3%-5%. Lượng đường càng nhiều hơn khi bạn sử dụng khoai tây chiên có thêm hương vị như thịt nướng, vị ớt ngọt, mật ong. Khoảng 15 miếng khoai tây chiên vị thịt nướng chứa 2 gam đường. Cũng phải nói thêm khoai tây chiên cũng chứa nhiều carbs, sau khi tiêu hóa sẽ chuyển thành đường glucose.
Vì vậy nên hạn chế tất cả đồ ăn vặt, tốt nhất không nên ăn để tránh nhiều căn bệnh dễ bị mắc phải.
Trái cây sấy khô
Xu hướng sử dụng trái cây sấy khô ngày càng nhiều và được mọi lứa tuổi ưa chuộng. Trái cây sấy khô cũng chứa nhiều vitamin, chất xơ và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên trong quá trình sấy khô, trái cây bị mất nước thì hàm lượng nước sẽ bị loại bỏ và hàm lượng đường tự nhiên còn lại sẽ chiếm rất lớn.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
Biển vô cực Thái Bình ở đâu? Săn biển vô cực Thái Bình như nào?
Rút hết chân hương có sao không?
Lời chúc 20/11 cho người yêu là cô giáo, thầy giáo
Tại sao uống rượu lại đau đầu? Giải thích 2021
6 cách giảm đau đầu ngay lập tức
Văn khấn cúng tổ nghề Nail mới nhất 2022
Lý do kiệt sức của bạn thực sự là gì?
Mang thai ngoài tử cung thử que có lên 2 vạch không?
10 sự thật về thực phẩm bạn nên biết
Xóa nếp nhăn quanh mắt chỉ với 1 phút massage