Tết cúng vịt được không? Tết cúng vịt có làm sao không? Mâm cúng ngày lễ Tết luôn được các gia đình chuẩn bị cẩn thận, đầy đủ các món ăn và tươi ngon nhất để dâng lên ông bà tổ tiên. Và đồ lễ cúng ngày Tết cũng ảnh hưởng bởi những phong tục riêng theo từng vùng miền. Vậy Tết cúng vịt được không?
Tết cúng vịt được không?
Mâm cúng lễ ngày Tết bao gồm cả mâm ngũ quả ở mỗi vùng miền sẽ có những phong tục khá nhau. Chẳng hạn phong tục ở miền Bắc sẽ có chuối trong mâm ngũ quả nhưng miền Nam không có chuối vì người dân miền Nam quan niệm chuối là “chuối nhũi”, cả năm không ngóc đầu lên. Nhưng miền Bắc thì lại chọn những nải chuối đẹp trong mâm ngũ quả dâng lên ông bà tổ tiên ngày Tết.
Với vịt thì ngày xưa cho rằng thịt vịt đọc văn khấn sẽ là “áp nhục” (áp là vịt, nhục là thịt). Đầu năm mà nói áp nhục, những từ gợi lên cảnh bị áp bức, nhục nhã, thì xúi quẩy cả năm. Đặc biệt theo quan niệm của người miền Bắc thịt vịt được coi là khá đen, như mực, thịt chó nên sẽ kiêng Tết cúng vịt và ăn vào đầu tháng. Đa phần mâm cúng lễ ngày Tết sẽ cúng gà, gà trống để dâng lên ông bà tổ tiên.
Ngày nay thì nhiều gia đình cũng lựa chọn mâm cúng lễ chay vào Tết hay những dịp khác để dâng lên ông bà tổ tiên để mong vong linh ông bà siêu thoát. Bên cạnh đó nhiều gia đình cũng quan niệm đầu năm không sát sinh, không đụng vào đồ tanh để tránh nghiệp nên không cúng đồ mặn mà chuyển sang đồ chay.
Tuy nhiên, một số ít địa phương ở nước ta có cúng vịt vào dịp Tết vì họ quan niệm trần sao âm vậy. Cúng vịt dịp Tết hay cúng lễ gì dâng ông bà tổ tiên không quan trọng bằng sự thành tâm, lòng thành với gia tiên nhà mình. Hoặc một số nơi nếu muốn Tết cúng vịt thì phải chặt thịt vịt thành từng miếng nhỏ và xếp gọn gàng trong mâm cúng.
Như vậy cúng vịt vào Tết hay không sẽ tùy theo tục lệ từng vùng và từng gia đình. Nhưng nhìn chung theo phong tục xưa thì Tết không cúng vịt.
Khi nào được cúng vịt?
Ông bà ta có câu tháng Giêng cúng gà tháng bảy cúng vịt. Một số địa phương vào Rằm tháng Bảy sẽ cúng vịt. Hoặc vào tháng 5 Âm lịch, Tết Đoan ngọ mùng 5 sẽ có tục ăn thịt vịt. Thịt vịt có tính hàn, tháng 5 âm lịch bước vào mùa hè ở nước ta nên người dân quan niệm ăn thịt vịt để giảm bớt cái nóng mùa hè.
Những ai làm nghề sông nước, ngư dân đánh bắt, thuyền chài sẽ thường dùng vịt cúng hà bá. Đây là tục lệ của người dân miền Tây sông nước, cùng Bà Cậu bằng vịt. Quan niệm vịt luôn nổi trên trước nên Bà, Cậu không ăn vịt mà dùng vịt để cưỡi các ghe, tàu mỗi khi gặp sóng to, gió lớn, vượt qua các chướng ngại khi đi trên sông nước nguy hiểm.
Xem thêm:
Bài viết mới nhất
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu về quê hương Hưng Yên năm 2021
Tết cúng vịt được không?
Luộc súp lơ xanh tốt hay không?
Lời bài hát Cháu Xin Lỗi Chú – Linh Thộn x Jay Bach x Gia Nghi
5 loại thực phẩm gây mụn cần tránh xa
7 dấu hiệu cảnh báo ung thư mà 90% chúng ta bỏ qua
Giáng sinh 2021 ngày mấy?
8 sai lầm về đồ lót mà bạn đang mắc phải
9 sai lầm làm hỏng máy giặt bạn cần biết
Trà xanh hay cà phê có lợi cho sức khỏe?